Văn bản pháp lý

Dòng chảy tối thiểu là gì? Tại sao phải xác định dòng chảy tối thiểu?

Việc xác định dòng chảy tối thiểu cho dòng sông có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên nước. Vậy dòng chảy tối thiểu là gì?

Khái niệm dòng chảy tối thiểu

Theo Điều 2 Luật tài nguyên nước năm 2012, dòng chảy tối thiểu là dòng chảy ở mức thấp nhất cần thiết để duy trì dòng sông hoặc đoạn sông. Dòng chảy này giúp bảo đảm sự phát triển bình thường của hệ sinh thái thủy sinh và bảo đảm mức tối thiểu cho hoạt động khai thác, sử dụng nguồn nước của các đối tượng sử dụng nước.

Để làm rõ hơn về vấn đề này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 64/2017/TT-BTNMT ngày 22/12/2017 quy định về xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu các hồ chứa, đập dâng.

Xem thêm: Các thủy điện vi phạm về dòng chảy tối thiểu bị phạt bao nhiêu tiền?

Việc xác định dòng chảy tối thiểu là gì cho dòng sông có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên nước (ảnh sưu tầm)

Tác dụng của dòng chảy tối thiểu

Dòng chảy tối thiểu có tác dụng cung cấp một dòng chảy đủ để duy trì sông, đảm bảo cho sự phát triển bình thường của các hệ sinh thái thủy sinh và các hoạt động khai thác sử dụng phục vụ phát triển các ngành kinh tế. Dòng chảy này có ý nghĩa đặc biệt trong mùa khô cạn. Hơn nữa, việc xác định được dòng chảy tối thiểu cho dòng chảy sông sẽ góp phần quan trọng trong việc quản lý, khai thác tổng hợp tài nguyên nước một cách tiết kiệm, hiệu quả.

Để thiết lập dòng chảy tối thiểu, cần xác định rõ mục tiêu của dòng sông và các kịch bản khai thác, sử dụng nước. Mặc dù mỗi hệ thống sông sẽ có những đặc điểm riêng, khác nhau về điều tự nhiên, hệ sinh thái, nhu cầu sử dụng nguồn nước…

Tại sao phải xác định dòng chảy tối thiểu?

Sau khi đã hiểu dòng chảy tối thiểu là gì thì việc xác định và công bố dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu hồ chứa là một trong các căn cứ để xem xét trong quá trình xây dựng, thẩm định và phê duyệt các nhiệm vụ và dự án như:

Quy hoạch tài nguyên nước; quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và quy hoạch ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên các sông, suối;

– Quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông;
– Kế hoạch, phương án điều hòa, phân phối nguồn nước trên lưu vực sông;
– Dự án xây dựng hồ chứa trên các sông, suối; dự án chuyển nước lưu vực sông;
– Cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
– Các dự án có liên quan trực tiếp đến việc duy trì, bảo đảm dòng chảy tối thiểu trên sông, suối.
– Các sông, suối, hồ chứa phải xác định dòng chảy tối thiểu

Thứ nhất, đối với sông, suối, bao gồm các sông, suối thuộc danh mục lưu vực sông liên tỉnh, lưu vực sông nội tỉnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp các sông, suối thuộc danh mục nêu trên mà chưa có hồ chứa hoặc chưa quy hoạch xây dựng hồ chứa có quy mô khai thác, sử dụng nước thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước ở trên lưu vực thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định xem xét, quyết định việc xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối khi quy hoạch, đầu tư xây dựng, cấp phép khai thác sử dụng nước;

Các sông, suối không thuộc danh mục lưu vực sông liên tỉnh, lưu vực sông nội tỉnh mà có hồ chứa hoặc đã được quy hoạch xây dựng hồ chứa có quy mô khai thác, sử dụng nước thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Dòng chảy tối thiểu có tác dụng cung cấp một dòng chảy đủ để duy trì sông, đảm bảo cho sự phát triển bình thường của các hệ sinh thái thủy sinh và các hoạt động khai thác sử dụng phục vụ phát triển các ngành kinh tế (ảnh sưu tầm)

Thứ hai, đối với hồ chứa, bao gồm hồ chứa của các công trình thủy điện, thủy lợi có quy mô khai thác, sử dụng nước thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước. Tuy nhiên, trừ trường hợp đã đi vào vận hành mà không thể điều chỉnh, bổ sung hạng mục công trình xả dòng chảy tối thiểu và do cơ quan có thẩm quyền cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước xem xét, quyết định.

Dòng chảy tối thiểu có tác dụng cung cấp một dòng chảy đủ để duy trì sông, đảm bảo cho sự phát triển bình thường của các hệ sinh thái thủy sinh và các hoạt động khai thác sử dụng phục vụ phát triển các ngành kinh tế (ảnh sưu tầm)

Vị trí xác định dòng chảy tối thiểu

Xác định dòng chảy tối thiểu đối với sông, suối

Dòng chảy tối thiểu trên sông, suối được xác định là vị trí cửa sông, suối trước khi nhập lưu. Nếu trên sông, suối có trạm thủy văn mà vị trí đặt trạm đại diện được cho chế độ dòng chảy của sông, suối thì lựa chọn trạm thủy văn là vị trí xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối;

Xác định dòng chảy tối thiểu hạ lưu hồ chứa

Dòng chảy tối thiểu hạ lưu hồ chứa chính là vị trí ngay sau đập. Nếu hạ lưu đập có trạm thủy văn kiểm soát được chế độ dòng chảy của hồ chứa, thì lựa chọn trạm thủy văn là vị trí xác định dòng chảy tối thiểu. Dòng chảy tối thiểu tại vị trí này bao gồm dòng chảy tối thiểu được duy trì thường xuyên, liên tục và dòng chảy tối thiểu phù hợp với yêu cầu về chế độ, thời gian sử dụng nước phía hạ du.

Ngoài ra, với hồ chứa gián đoạn dòng chảy của sông, suối, thì ngoài vị trí xác định dòng chảy tối thiểu đã quy định, còn phải xác định dòng chảy tối thiểu tại vị trí ngay sau hạng mục công trình trả lại dòng chảy vào sông, suối hoặc ngay sau nhà máy thủy điện. Dòng chảy tối thiểu tại vị trí này được duy trì phù hợp với yêu cầu về chế độ, thời gian sử dụng nước phía hạ du.

Dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu hồ chứa được xác định phải nằm trong phạm vi từ lưu lượng tháng nhỏ nhất đến lưu lượng trung bình của 3 tháng nhỏ nhất (m3/s). Nếu có yêu cầu khác, thì phải căn cứ vào các quy định để xác định giá trị dòng chảy tối thiểu tại từng vị trí. Tuy nhiên, mức tăng tối đa không vượt quá lưu lượng trung bình mùa cạn và phải phù hợp với khả năng thực tế của nguồn nước, năng lực vận hành điều tiết nước của hồ chứa. Mức giảm tối đa không vượt quá 50% lưu lượng của tháng nhỏ nhất, nhưng phải bảo đảm an toàn cấp nước, an sinh xã hội.

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Quyết định số 73/QĐ-BTNMT về việc “Công bố giá trị dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu các hồ chứa, đập dâng của các công trình thủy lợi, thủy điện” tại các lưu vực sông trên cả nước (ảnh sưu tầm)

Năm 2008, Nghị định số 112/2008/NĐ-CP đã được ban hành về việc quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi và Nghị định số 120/2008/NĐ-CP về việc quản lý lưu vực sông theo đó quy định phải duy trì dòng chảy tối thiểu ở hạ du các hồ chứa.

Nghị định số 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản cũng đưa ra mức phạt tiền từ 100 – 120 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

– Không bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu theo quy định đối với hồ chứa và đập dâng
– Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng kế hoạch điều tiết nước hàng năm của hồ chứa
– Không thực hiện quan trắc khí tượng, thủy văn và tính toán, dự báo lượng nước đến hồ, đập phục vụ vận hành hồ chứa, đập dâng…

Xem thêm: Thêm 3 thủy điện lựa chọn giải pháp SEHO của WeatherPlus để đáp ứng các yêu cầu pháp lý về quan trắc khí tượng thủy văn

Bài viết liên quan
Văn bản pháp lý

Không lắp thiết bị quan trắc, giám sát tài nguyên nước bị phạt như nào?

Không lắp đặt thiết bị quan trắc, giám sát tài nguyên nước khi khai thác bị…
Xem thêm
Văn bản pháp lý

Thủy điện không lưu trữ thông tin, số liệu quan trắc bị phạt bao nhiêu tiền?

Ngoài vi phạm quy định về hồ chứa, đập dâng hay bảo đảm lưu lượng nước…
Xem thêm
Văn bản pháp lý

Nhà máy thủy điện cần đáp ứng yêu cầu gì để không bị phạt tiền?

Hiện nay, thủy điện là nguồn năng lượng chính đáp ứng nhu cầu điện của…
Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *