Thủy điện Trị An – Công trình lịch sử gắn với độc lập dân tộc thống nhất đất nước

07/04/2022

👁 1.482

Chia sẻ

Thủy điện Trị An, công trình đánh dấu sự phát triển khoa học kỹ thuật của những năm đầu độc lập. Biểu tượng của tình hình nghị anh em giữa hai đất nước Việt Nam- Liên Xô đi theo con đường Chủ nghĩa xã hội.

Nhà máy thủy điện Trị An được xây dựng đầu tiên sau năm 1975 thống nhất đất nước, dưới sự giúp đỡ của các kỹ sư hàng đầu của Nhà nước Liên Xô ( Liên Bang Nga). Với ý nghĩa to lớn và ghi nhận vai trò lớn lao trong quá trình phát triển đất nước, kinh tế xã hội nên hình ảnh nhà máy Thủy điện Trị An được in trên mặt sau tờ tiền 5.000 đồng vẫn được lưu hành cho đến ngày nay.

Đôi nét về Thủy điện Trị An

Trị An là công trình được khởi công đúng vào ngày độc lập dân tộc 30/4/1984 trên đoạn sông Đồng Nai, chảy qua địa phận huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km theo hướng Đông Bắc.

Nếu ta di chuyển từ Hồ Chí Minh thì đi trên đại lộ Trường Chinh sau đó rẽ phải theo quốc lộ 1A và rẽ trái đi vào tỉnh lộ 767 sẽ tới.

Nhà máy thủy điện Trị An

Ngoài là công trình đầu tiên được xây dựng sau thông nhất, Thủy điện Trị An còn được rất nhiều kỹ sư hàng đầu Liên Xô thiết kế và xây dựng trong thời gian ngắn không tưởng chỉ với hơn 4 năm đã đưa vào sử dụng và phát điện tổ máy đầu tiên.

Đến năm 1991, Công trình chính thức được khánh thành và đưa vào phát điện hòa mạng lưới quốc gia với 4 tổ máy  với tổng công suất thiết kế lên tới 400MW, sản lượng điện trung bình hàng năm lên tới 1.7 tỷ KWh.

Một số thông số chính Thủy điện Trị An

Để có được những con số ẩn tượng trên thì cần tìm hiểu thêm những thông số chính của Thủy điện bao gồm hồ chứa, đập thủy điện, và tổ máy phát điện. Hiện nay, Trị An là thủy điện lớn nhất khu vực phía Nam với diện tích lưu vực lên tới gần 15 km2 (14.776 km2). Tổng dung tích hồ thiết kế 2.765 x 106 m3 trong đó diện tích hữu ích đưa vào sử dụng: 2.547 x 106 m3.

Rất nhiều câu hỏi được đặt ra tại sao lại có 2 dung tích hồ khác nhau và chênh lệch nhau nhiều đến vậy?

Rất đơn giản ta có thể trả lời được câu hỏi như vậy vì để điều tiết cũng như vận hành an toàn đảm bảo cho đập, hạ du nên khi mực nước dâng vượt 63.9m (Mực nước gia cường) vận hành thủy điện cần xả và điều tiết để an toàn cho đập. Trước đó phải vận hành đưa về mực nước dưới mực dâng bình thường: 62m để đón lũ khi có dự báo mưa lớn trên lưu vực hoặc lòng hồ.

Đập chính ngăn dòng sông Đồng Nai với chiều dài 420m, chiều cao lên tới 40m. Với chiều dài lớn như vậy nhưng chỉ sau 1 năm ngăn dòng thủy điện Trị An đã đưa vào sử dụng ngay tổ máy số 1. Sau khi khánh thành đưa vào hoạt động chính thức, vận hành thủy điện với 4 tổ máy công suất lăp máy 400MW và lượng điện trung bình mỗi năm lên tới 1.7 tỷ KWh. Hòa mạng lưới quốc gia hàng năm và cung cấp điện do năng lượng thủy điện cho các tỉnh miền Nam giảm thiểu một phần của năng lượng nhiệt điện.

Vai trò thủy điện Trị An khu vực phía Nam

Với vị trí Đông Nam Á, địa chính trị- kinh tế xã hội của một vùng, nhà máy thủy điện Trị An ra đời mang một xứ mệnh, và chức năng nhiệm vụ vô cùng to lớn. Dưới đây là một số chứng năng nhiệm vụ chính của thủy điện.

Đầu tiên chính là cung cấp nguồn điện năng cho đất nước với sản lượng trung bình mỗi năm lên tới 1.7 tỷ KWh, góp phần tạo đông lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của các nước đặc biệt cho Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam.

Thứ 2, Cải thiện hệ sinh thái hồ và môi trường vùng hồ.

Thứ 3, Đảm bảo cung cấp, điều tiết hồ cho hạ du vào mùa khô. Lưu lượng tối thiểu 200m3/s để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và chống xâm nhập mặn vùng cửa sông.

Thủy điện Trị An xả lũ

Đặc biệt, khi xây dựng Thủy điện mục đích quan trọng chính là đảm bảo an toàn tính mạng, hoa màu cho bà con trong mùa lũ

Ngày nay, việc chặn dòng xây dựng thủy điện tràn lan với mục đích thương mại được diễn ra rất nhiều. Dù biết đó là một nguồn năng lượng sạch của thiên nhiên ban lại nhưng tổ chức quá nhiều gây ảnh hưởng rất lớn tới thiên nhiên và con người.

Đặc biệt, một số công trình thủy điện không đảm bảo được vận hành an toàn trong mùa bão lũ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới người và tài sản của bà con vùng hạ du sau thủy điện. Cũng chính vì vậy, hiện nay Luật khí tượng thủy văn cùng các nghị định 38/ NĐCP và thông tư 47- TT-BTNMT quy định vận hành hồ chứa và điều tiết hồ chứa an toàn.

Khi các thông tư, nghị định được đưa ra các hồ chứa vừa và nhỏ sẽ rất khó khăn có thể hoạt động. Với điều kiện quan trắc thường mỏng hoặc không đáp ứng được yêu cầu. Chính vì vậy, giải pháp SEHO của Công ty Cổ phần Giải pháp Thời tiết WeatherPlus được ra đời, hỗ trợ được các vấn đề mà thủy điện đang gặp phải từ việc quan trắc mưa trên lưu vực đến dự báo lưu lượng về hồ.

Việc đảm bảo an toàn khi vận hành hồ chứa luôn được đề cao ngay cả thủy điện Trị An cũng như vậy. Dù là thủy điện khu vực phía Nam ít chịu ảnh hưởng của thiên tai bão lũ xảy ra,nhưng càng ít thì lại càng bất thường. Chính những bất thường thì phải chú ý và thận trọng không nên chủ quan trước mọi tình hình.