Thủy điện Buôn Kuốp có quy mô lớn nhất tỉnh Đăk Lăk

15/04/2022

👁 1.914

Chia sẻ

Dự án Thủy điện Buôn Kuốp là công trình có quy mô lớn nhất của tỉnh Đăk Lăk với công suất lắp máy 280MW, sản lượng điện hàng năm 1,4 tỷ KWh, tổng mức vốn đầu tư khoảng 4,616 tỷ đồng. 

Thủy điện Buôn Kuốp là nhà máy lớn thứ hai ở Tây Nguyên sau công trình thủy điện Yaly. Với nguồn năng lượng điện không chỉ cung cấp nguồn điện của tỉnh mà còn góp phần điện lưới Quốc gia. Vậy thủy điện Buôn Kuốp vận hành như thế nào, có vai trò gì đặc biệt hãy theo dõi bài viết chi tiết dưới đây nhé.

Thủy điện Buôn Kuốp nằm ở đâu?

Thủy điện Buôn Kuốp là công trình nằm trong địa phận các xã Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, xã Nam Đà, huyện Krông Nô và xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, cách chỗ hợp lưu của các con sông Krông Nô và Krông Ana khoảng 10 km về phía hạ lưu.

Nhà máy thuỷ điện Buôn Kuốp đã hoà lưới điện quốc gia, công trình cung cấp cho lưới điện quốc gia khoảng 1,4 tỷ KWh/năm. Hơn nữa, nhà máy con có nhiệm vụ điều hòa nguồn nước và tưới tiêu cây trồng cho đời đời sống nhân dân nơi đây.

Giới thiệu về thủy điện Buôn Kuốp

Nhà máy Thủy điện Buôn Kuốp được khởi công vào ngày 21 tháng 12 năm 2003. Sau 7 năm thi công nhà máy đã hoàn thành, công trình bàn giao trong tháng 3 năm 2010. Hiệu suất hoạt động là 280 MW với 2 tổ máy được nằm ở bậc thang Thủy điện trên sông Srepok đây cũng là một trong những Thủy điện có địa hình hiểm trở, phức tạp nhất trong các dự án Thủy điện ở nước ta.

Thủy điện Buôn Kuốp có vai trò gì?

Nhà máy thủy điện ngoài tạo nguồn cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia, công trình này còn điều hòa nguồn nước, cấp nước tạo nguồn cho hạ du nhà máy, có trai trò quan trọng phục vụ tưới tiêu cho hơn 100.000ha cây trồng, nông nghiệp của vùng, phát triển tiềm năng du lịch, nuôi trồng thủy sản…

Nhờ đảm bảo sản lượng điện sản xuất, 6 tháng đầu năm 2021, Công ty Thủy điện Buôn Kuốp đã đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước với tổng số tiền hơn 151 tỷ đồng. Con số cụ thể như sau: đã đóng góp vào ngân sách tỉnh Đắk Lắk là 83,1 tỷ đồng, của tỉnh Đắk Nông là 39 tỷ đồng và đóng vào 29 tỷ đồng vào ngân sách trung Uơng. Với những vai trò đó góp lớn của nhà máy góp phần vào sự phát triển của đất nước.

Vấn đề đặt ra với các Thủy Điện hiện nay

Vì nhà máy cung cấp nước cho vùng hạ du và lưới điện Quốc gia cần phải đáp ứng mưa lũ, xả lũ không bị ảnh hưởng. Hiện nay, do những biến đổi khí hậu Việt Nam là một trong những Quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do vậy, việc nghiên cứu ứng dụng các giải pháp thích ứng thích hợp ở Việt Nam là vấn đề rất quan trọng. Hiện nay, luật khí tượng thủy văn cùng các nghị định 38/ NĐCP và thông tư 47- TT-BTNMT cũng đã nêu rõ việc vận hành hồ chứa an toàn.

Hiểu được thực trạng này và có thời gian dài nghiên cứu kết hợp cùng với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực dự báo thời tiết, thủy văn cùng với việc khảo sát thực tế ở các thủy điện và kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giải pháp công nghệ về thời tiết, Công ty Cổ phần giải pháp Weatherplus đã phân tích được các nguyên nhân chính gây ra nhiều vấn đề trên như: Hạ tầng quan trắc khí tượng thủy văn của các thủy điện không có hoặc mỏng, thông tin để hỗ trợ vận hành không có hoặc không có nhiều, vận hành theo kinh nghiệm, thủ công.

Do đó để giải quyết được các vấn đề hiện trạng của thủy điện nêu trên. WeatherPlus đã xây dựng giải pháp SEHO với mục đích chính: Giám sát lượng mưa và mực nước hồ chứa theo thời gian thực, tính toán lưu lượng nước đến vào hồ và lưu lượng nước xả. Dự báo lượng mưa trên lưu vực, lưu lượng về hồ trong 24h, 3 ngày, 6 ngày. Đưa ra kịch bản vận hành an toàn và tối ưu kinh tế cho các chủ công trình. Dự báo KTTV hạn dài (tháng, mùa). Đưa ra dự báo phục vụ tích nước trước mùa khô.

Cập nhật và đưa ra tin nhắn cảnh báo khi diễn biến thời tiết bất lợi, phức tạp như mưa lũ lớn. Đảm bảo công tác quan trắc, dự báo, cảnh báo, cung cấp số liệu theo đúng nghị định 38/2016/NĐ-CP, nghị định 114/2018/NĐ-CP và thông tư 47/2017/TT-BTNMT.

Trong mùa lũ khi có thông tin dự báo lưu lượng về hồ cán bộ vận hành thủy điện chủ động hạ thấp mực nước đón lũ đảm bảo cắt được lượng lũ lớn nhất vừa đảm bảo an toàn cho hạ du và tăng sản lượng điện sản xuất. Đây là vấn đề đặc biệt quan tâm trong nhiệm vụ phòng lũ của thủy điện.