Thủy điện Chiêm Hóa – Thủy điện cột nước thấp đầu tiên ở Việt Nam

26/04/2022

👁 1.014

Chia sẻ

Thủy điện Chiêm Hóa là thủy điện cột nước thấp đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam và hoạt động liên kết với Thủy điện Tuyên Quang.

Thủy điện Chiêm Hóa ở đâu?

Thủy điện Chiêm Hóa được xây dựng trên dòng sông Gâm, tại xã Ngọc Hội, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Nhà máy thủy điện Chiêm Hóa là bậc thang thủy điện thứ 4 được quy hoạch trên dòng chính Sông Gâm, tận dụng nguồn thủy năng của con sông này với nguồn nước dồi dào sau thủy điện Tuyên Quang để phát điện.

Xem thêm: Doanh thu thuần năm 2021 của thủy điện miền Nam tăng trưởng ấn tượng

Thời gian xây dựng và thiết kế Thủy điện Chiêm Hóa

Thủy điện Chiêm Hóa được khởi công xây dựng vào tháng 10/2009 và hoàn thành vào tháng 3/2013 với công suất lắp máy 48 MW, tổng số vốn gần 1.828,4 tỷ đồng. Sản lượng điện hàng năm của thủy điện này là khoảng 198,6 triệu KWh. Đây cũng là nhà máy thủy điện đầu tiên của Việt Nam sử dụng công nghệ turbin chảy thẳng kiểu bóng đèn có thể phát điện với cột nước rất thấp (mức thấp nhất là 2,5 m và cột nước tính toán là 7m).

Công nghệ này hiện nay đang được sử dụng tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Việc sử dụng công nghệ này giúp tận dụng tối đa tiềm năng phát điện của hệ thống sông suối Việt Nam.

Thủy điện Chiêm Hóa là thủy điện cột nước thấp đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam và hoạt động liên kết với Thủy điện Tuyên Quang (ảnh sưu tầm)

Ưu điểm nổi bật của thuỷ điện cột nước thấp là thân thiện với môi trường, tận dụng tối đa nguồn thuỷ năng trên các con sông lớn để phát điện. Loại thủy điện này cókết cấu công trình đơn giản, mặt bằng thi công rộng, thời gian thi công nhanh. Vấn đề ngập lụt lòng hồ khá nhỏ nên gần như không phải thực hiện phương án di dân và tái định cư mà chỉ phải bồi thường đất ven sông suối.

Hơn nữa, vì là thuỷ điện cột nước thấp điều tiết ngày nên không ảnh hưởng lớn đến chế độ chảy tự nhiên của sông. Mực nước hồ thay đổi nhỏ trong ngày cũng góp phần tạo ra cảnh quan đẹp tự nhiên, hấp dẫn du khách tham quan và tạo khu vực nuôi trồng, phát triển thủy sản cho người dân sống xung quanh lòng hồ.

Tuy vậy, việc xây dựng thuỷ điện cột nước thấp cũng có những khó khăn nhất định như công tác dẫn dòng, khối lượng công trình lớn. Đặc biệt là khối lượng phần tuabine, đập tràn đồ sộ để đáp ứng yêu cầu thoát lũ với lưu lượng lớn. Điều này khiến cho tổng mức đầu tư của thủy điện lên cao hơn so với các công trình thuỷ điện cột nước cao cùng công suất.

Thủy điện Chiêm Hóa do Công ty CP đầu tư Xây dựng và thương mại quốc tế (ICT) làm chủ đầu tư theo hình thức BOO (xây dựng – sở hữu – kinh doanh), liên danh Viện nghiên cứu thiết kế khảo sát công nghiệp điện lực Quảng Tây (GXED) và Công ty TNHH CP Cục 2 thủy điện Quảng Đông làm tổng thầu EPC.

Thủy điện Chiêm Hóa được khởi công xây dựng vào tháng 10/2009 và hoàn thành vào tháng 3/2013 với công suất lắp máy 48 MW, tổng số vốn gần 1.828,4 tỷ đồng (ảnh sưu tầm)

Vai trò của thủy điện Chiêm Hóa

Thủy điện Chiêm Hóa là công trình thủy điện có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế môi trường, đáp ứng vấn đề môi trường kết hợp phát điện. Hầu hết các thuỷ điện lớn điều tiết mùa đã và đang được xây dựng ở thượng lưu các con sông lớn đều có thể tạo ra nguồn cung cấp nước ổn định cho các thủy điện cột nước thấp phía hạ du. Hàng năm nhà máy sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia 198,6 triệu kWh, nộp ngân sách nhà nước 43 tỷ đồng/năm.

Giải pháp vận hành thủy điện SEHO giúp các thủy điện đáp ứng Thông tư 17/2021/TT-BTNMT, Nghị định 48/2020/NĐ-CP và Nghị định 114/2018/NĐ-CP

Nâng cao các giải pháp an toàn tối đa trong vận hành, quản lý nhằm đảm bảo đời sống của người dân, đồng thời phát triển kinh tế ngành thủy điện là trách nhiệm của tất cả các nhà máy thủy điện đang vận hành. Thấu hiểu được những khó khăn các nhà máy thủy điện đang gặp phải, đồng thời đã có nhiều năm nghiên cứu kết hợp cùng các chuyên gia đầu ngành về dự báo thời tiết và thủy văn, Weatherplus đã xây dựng giải pháp SEHO đồng hành cùng các nhà máy thủy điện.

Giải pháp SEHO sẽ hỗ trợ thông tin quan trắc khí tượng thủy văn, phục vụ vận hành an toàn và hiệu quả cho các nhà máy thủy điện. Các số liệu quan trắc được số hóa kết hợp với các thông tin dự báo có độ chính xác cao của các chuyên gia thời tiết hiển thị trên Website Seho.vn giúp cán bộ vận hành thủy điện có thể nắm được giá trị lưu lượng nước về hồ, lượng mưa trên lưu vực hồ chứa… từ đó đưa ra quyết định vận hành thủy điện an toàn, hiệu quả và tối ưu nhất.

WeatherPlus đã cung cấp, lắp đặt các thiết bị và phần mềm giám sát tài nguyên nước theo Thông tư 17/2021/TT-BTNMT, Nghị định 48/2020/NĐ-CP và Nghị định 114/2018/NĐ-CP cho nhà máy Thủy điện Đasiat tại tỉnh Lâm Đồng

Tính đến nay, đã có hơn 115 thủy điện trên khắp cả nước tin tưởng lựa chọn Giải pháp vận hành thủy điện SEHO, đáp ứng Thông tư 17/2021/TT-BTNMT, Nghị định 48/2020/NĐ-CP và Nghị định 114/2018/NĐ-CP. Những công trình thủy điện ứng dụng giải pháp SEHO đều nhận được kết quả khả quan. Công tác vận hành hồ chứa, vận hành thủy điện ngày càng hoàn thiện và nâng cao, nhất là trong mùa mưa bão sắp tới năm 2022.

Trong thời kỳ mới, vận hành tối ưu và an toàn dựa trên công nghệ số là ưu tiên hàng đầu của các thủy điện tại Việt Nam. Nắm bắt được nhu cầu cũng như xu thế dịch chuyển trong công tác vận hành thủy điện, WeatherPlus đã đi tiên phong và cam kết đồng hành cùng Quý khách hàng trong kỷ nguyên công nghệ số. WeatherPlus luôn luôn lắng nghe, tiếp nhận những thắc mắc hoặc yêu cầu trợ giúp của Quý khách hàng qua trang thông tin SEHO.VN hoặc gọi tới số hotline 0989.068.886 để được tư vấn và hỗ trợ.

Xem thêm: Top 3 thủy điện ở Tây Nguyên có công suất lớn