Thủy điện Pắc Ma, dự án thủy điện cuối cùng trên dòng sông Đà

29/04/2022

👁 1.720

Chia sẻ

Thủy điện Pắc Ma được khởi công xây dựng vào tháng 3/2016. Đây là dự án thủy điện cuối cùng trên dòng sông Đà với tổng mức đầu tư ước tính 5.400 tỷ đồng.

Thủy điện Pắc Ma ở đâu?

Thủy điện Pắc Ma là công trình thủy điện xây dựng trên dòng sông Đà tại các xã Mù Cả, Mường Tè và Ka Lăng, thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Tên gọi của thủy điện này xuất phát từ tên của bản Pắc Ma, thuộc xã Mường Tè ở vị trí đập chính.

Phối cảnh Thủy điện Pắc Ma (ảnh sưu tầm)

Thời gian xây dựng và thiết kế Thủy điện Pắc Ma

Thủy điện Pắc Ma có công suất lắp máy 140 MW với 4 tổ máy, sản lượng điện hàng năm ước tính đạt khoảng 530 triệu KWh.

Công trình được khởi công xây dựng vào tháng 3/2016. Đây là dự án thủy điện cuối cùng trên dòng sông Đà với tổng mức đầu tư ước tính 5.400 tỷ đồng và cũng là 1 trong 6 công trình thủy điện lớn nhất được Tập đoàn Hưng Hải đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Đây cũng là công trình thủy điện lớn thứ 4 sau Thủy điện Lai Châu (1.200 MW), Thủy điện Huội Quảng (520 MW), Thủy điện Bản Chát (220 MW). Gần với Thủy điện Pắc Ma là Thủy điện Nậm Củm được xây dựng trên sông Nậm Củm, ở xã Mường Tè, huyện Mường Tè.

(Ảnh sưu tầm)

Xem thêm: Giải pháp SEHO tiếp tục được 3 thủy điện tại Lâm Đồng tin tưởng áp dụng, giúp đáp ứng đúng yêu cầu của Thông tư 17/2021/TT-BTNMT

Vai trò của thủy điện Pắc Ma

Dự kiến, thủy điện Pắc Ma sau khi đi vào hoạt động sẽ cùng các dự án thủy điện khác góp phần nâng cao sản lượng điện quốc gia, đóng góp tích cực cho việc phát triển kinh tế – xã hội của huyện Mường Tè nói riêng và toàn tỉnh Lai Châu nói chung, cũng như khu vực Tây Bắc.

Không chỉ vậy, thủy điện này sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Góp phần vào tăng thu ngân sách ở địa phương, tăng cường kết cấu hạ tầng khu vực vùng sâu, vùng xa và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong vùng dự án…

Tính đến năm 2020, theo thống kê của Sở Công thương tỉnh Lai Châu, tại tỉnh này đã có 137 dự án thủy điện đã được Bộ Công thương phê duyệt quy hoạch với tổng công suất ước tính đạt khoảng 3.974,8 MW. Trong đó đã có 21 dự án hoàn thành phát điện kinh doanh, 28 dự án đã thi công có khối lượng trong số 95 dự án đã được UBND tỉnh Lai Châu cấp chủ trương đầu tư. Bên cạnh đó, các dự án còn lại đang làm thủ tục giao đất giao rừng, đánh giá tác động môi trường…

Công trường xây dựng thủy điện Pắc Ma năm 2019 (ảnh sưu tầm)

Các nhà máy thủy điện cần đáp ứng yêu cầu pháp lý về quan trắc khí tượng thủy văn

Theo yêu cầu của Thông tư 17/2021/TT-BTNMT, Nghị định 48/2020/NĐ-CP và Nghị định 114/2018/NĐ-CP, các nhà máy thủy điện cần vận hành công trình hiệu quả, an toàn cho công trình và vùng hạ du. Đồng thời cần nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào công tác kiểm tra, quan trắc đập; quan trắc khí tượng thủy văn, tính toán quá trình lũ và xả lũ, đảm bảo đời sống của người dân…

Thấu hiểu được những khó khăn mà các nhà máy thủy điện đang gặp phải, với nhiều năm nghiên cứu kết hợp cùng các chuyên gia đầu ngành về dự báo thời tiết và thủy văn, WeatherPlus đã xây dựng giải pháp SEHO đồng hành cùng các nhà máy thủy điện. Đặc biệt, tính đến nay đã có hơn 117 thủy điện trên khắp cả nước tin tưởng lựa chọn giải pháp này để đáp ứng các yêu cầu pháp lý về quan trắc khí tượng thủy văn tại Thông tư và Nghị định trên.

Chi tiết về giải pháp SEHO, vui lòng xem thêm tại website SEHO.VN hoặc gọi tới số hotline 0989.068.886 để được tư vấn và hỗ trợ.

Xem thêm: Thủy điện Chiêm Hóa – Thủy điện cột nước thấp đầu tiên ở Việt Nam