Huyện Quế Phong- Nghệ An ồ ạt các công trình thủy điện mọc lên

27/05/2022

👁 452

Chia sẻ

Quế Phong là một huyện nghèo phía Tây của tỉnh Nghệ An thế nhưng thủy điện lại được phát triển. Với thượng nguồn dòng sông Lam và sông Mã, Quế Phong có tới 8 công trình thủy điện.

Hãy cùng tìm hiểu về một số công trình thủy lợi thượng nguồn thuộc huyện Quế Phong. Cách vận hành thủy điện giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng công trình tới môi trường hạ du tỉnh Nghệ An.

1. Thủy điện Hủa Na – xã Đồng Văn

Thủy điện Hủa Na nằm trên thượng nguồn dòng sông Chu trên địa phận xã Đồng Văn, Quế Phong, Nghệ An.

Công trình được khởi công từ thời điểm tháng 3/2008 cho đến tháng 7/2012 mới hoàn thành. Nhà máy được đưa vào hoạt động từ tháng 9/2013 với 2 tổ máy tổng công suất 180MW. Mỗi năm Hủa Na hòa vào mạng lưới điện quốc gia 716.9 triệu kWh.

Hủa Na là công trình lớn thứ hai trên tỉnh Nghệ An, nên đã góp phần thúc đẩy kinh tế huyện Quế Phong – tỉnh Nghệ An. Đưa huyện vùng sâu vùng xa phát triển mạnh mẽ, đóng góp xóa đói giảm nghèo.

Ngoài ra, công trình đã hỗ trợ viêc phòng chống thiên tai mà Nghệ An hứng chịu hằng năm.

2. Thủy điện Bản Cốc – Nậm Giải

Công trình thủy điện Bản Cốc được xây dựng từ cuối năm 2005 và đưa vào hoạt động vào 2010. Là một trong 3 nhà máy trong cụm công trình của công ty cổ phần thủy điện Quế Phong.

Với 3 tổ máy, tổng công suất lên tới 18MW, hằng năm Bản Cốc hòa vào mạng lưới điện quốc gia khoảng 80 triệu kWh.

Được xây dựng trên dòng Nậm Giải, phụ lưu sông Hiếu một phụ lưu rất nhỏ nhưng lại có độ chênh lệch lớn về độ cao nên một công trình thủy lợi được đặt ra với mục đích tích nước phát điện. Khi xảy ra lũ lụt không được phép giữ nước mà phải xả để đảm bảo an toàn đập.

3. Thủy điện Sao Va – xã Hạch Dịch

Thủy điện Sao Va nằm ở thượng nguồn dòng sông Hiếu, trên dòng suối Nậm Việc. Với tổng công suất chỉ có 3 MW mỗi năm Sao Va hòa mạng lưới quốc gia khoảng 13 triệu kWh.

Sao Va cùng với Bản Cốc đều được đưa vào hoạt động của năm 2010. Cùng phát điện, cùng chiếu sáng huyện nghèo biên giới.

4. Thủy điện Nhạn Hạc – xã Mường Nọc

Thủy điện Nhạn Hạc được lên kế hoạch xây dựng từ năm 2008 nhưng cho tới thời điểm 2015 mới chính thức được động thổ.

Với 2 khu nhà máy A và B, tổng công suất lên tới 59MW. Mỗi năm Nhạn Hạc hoà mạng lưới quốc gia lên tới hơn 200 triệu kWh.

 

Nhạn Hạc là công trình lớn nhất của Tổng công ty thủy điện Quế Phong từ thời điểm năm 2018. Kết cấu công trình là bê tông trọng lực với các thông số:

+ Diện tích lưu vực: 560 km2

+ Mực nước dâng bình thường: 310m

+ Mức nước chết: 298m + Lưu lượng nước trung bình năm (Qo): 17,50 m3/s

+ Lưu lượng lớn nhất qua nhà máy (Qmax NM): QmaxNMA=36,46 m3/s, QmaxNMB=35,7 m3/s

+ Dung tích toàn bộ (Wtb): 6.850.000 m3

+ Cột nước lớn nhất (Hmax): HmaxA = 181,7m, HmaxB = 13,9m

+ Đường hầm nhà máy A: kt 6mx6,2m, đoạn bọc thép d=4m, tổng chiều dài hầm 2.492m

5. Thủy điện Đồng Văn – xã Đồng Văn

Thủy điện Đồng Văn được xây dựng trên thượng nguồn dòng sông Chu, thuộc địa phận xã Đồng Văn huyện Quế Phong.

Thủy điện Đồng Văn được khởi công từ năm 2016 và khánh thành đưa vào hoạt động từ năm 2018. Với 2 tổ máy tổng công suất là 28MW mỗi năm cung ứng hơn 100 triệu kWh.

Công trình thủy điện Đồng Văn đường xây dựng trên cơ sở đầm bê tông trọng lực, với chiều cao đỉnh đập lên tới 51.8m cùng với chiều dài: 229.19m. Ngăn thượng nguồn sông Chu thành khu vực hồ nhân tạo với nhiều cảnh đẹp hòa mình với thiên nhiên.

Vậy bài toàn an toàn hồ đập luôn được đặt ra với các công trình thượng nguồn khi dung tích hồ chứa chỉ tích nước chứ không có phòng lũ. Hãy xem cách vận hành các nhà máy thủy điện ở đây ra sao nhé.

Vận hành an toàn hồ chứa, thủy điện thượng nguồn trên huyện Quế Phong – Nghệ An

Với đặc điểm thượng nguồn nhiều dòng sông Lớn, cùng độ cao chênh lệch nhiều, Quế Phong ngày nay đã thay đổi với nhiều công trình thủy điện lớn nhỏ góp phần thay đổi nơi đây. Từ một huyện nghèo nay đã vươn mình mạnh mẽ thế nhưng bài toán mùa mưa bão lại gánh nặng lên các công trình.

Vận hành thủy điện Nghệ AN

 

Với đặc điểm rốn lũ miền Trung, các thủy điện nơi đây tuy lắp công suất nhỏ nhưng cũng vận hành trên cùng một điều kiện và quy tắc: Tuyệt đối không giữ nước phát điện trong mùa mưa bão.

Đây chính là lý do giảm thiểu sự rủi ro của mưa lũ như vỡ đâp, xả nước ồ ạt. Nhưng bạn cũng biết, bản tin dự báo đôi khi cũng chưa thể chính xác đến từng vị trí, địa điểm nên các nhà máy rất hạn chế trong công tác vận hành riêng.

Nắm được tình hình khó khăn, với trí tuệ nhân tạo của con người Weatheplus các kỹ sư đã nghiên cứu và đưa ra giải pháp SEHO vận hành an toàn hồ chứa. SEHO chính là bài toán được kết hợp từ quan trắc, tính toán và cảnh báo đã và đang được nhiều công trình thủy lợi lắp đặt và sử dụng.

WeatherPlus sẽ luôn đồng hành cùng các công trình, an toàn hồ chứa chính là phương trâm của con người WeatherPlus.