2 thủy điện ở Kon Tum có công suất lớn, góp phần không nhỏ vào an ninh năng lượng quốc gia

23/05/2022

👁 574

Chia sẻ

Kon Tum là tỉnh có nhiều dự án thủy điện ở khu vực Tây Nguyên. Thủy điện Thượng Kon Tum và thủy điện Pleikrông là 2 thủy điện có công suất lớn tại tỉnh này.

Thủy điện Thượng Kon Tum có 2 tổ máy, công suất 220MW

Thủy điện Thượng Kon Tum nằm trên sông Đắk Snghé – một nhánh của sông Đắk Bla (nhánh cấp 1 của sông Sê San), được khởi công xây dựng vào tháng 9/2009 và ngày 24/3/2021, tổ máy số 1 đã hòa lưới điện quốc gia thành công. Dự án thủy điện Thượng Kon Tum là bậc thứ nhất trong hệ thống bậc thang thủy điện trên sông Sê San. Công trình đầu mối và hồ chứa của thuyer điện này thuộc xã Đắk Kôi, huyện Kon Rẫy và xã Đắk Tăng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Nhà máy Thủy điện Thượng Kon Tum (ảnh sưu tầm)

Với tổng vốn đầu tư khoảng 5.744 tỷ đồng, công trình này gồm 2 tổ máy với tổng công suất 220 MW và điện lượng trung bình đạt 1,1 tỷ KWh/năm, là dự án thủy điện lớn nhất của tỉnh này do Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh làm chủ đầu tư.

Thủy điện này có nhiệm vụ chính là khai thác thủy năng sông Đắk Snghé để cung cấp điện năng lên lưới 220KV của hệ thống điện quốc gia. Bên cạnh đó, còn bổ sung nguồn nước ổn định cho sông Trà Khúc (Quảng Ngãi) phục vụ nhu cầu dân sinh, nông nghiệp và công nghiệp ở vùng hạ du.

Tổ máy số 1 của Thủy điện Thượng Kon Tum đã được hòa lưới điện quốc gia thành công (ảnh sưu tầm)

Công trình được thiết kế gồm tuyến áp lực với đập dâng chính có kết cấu bằng đá đổ, chống thấm bằng bê tông bản mặt, thân đập được đắp bằng đá khai thác từ mỏ đá và đá thải từ hố móng các hạng mục công trình. Tuyến đập tràn ở bên vai phải của đập dâng có cửa van, kết cấu bê tông cốt thép đặt trên nền đá IIA vững chắc.

Đường hầm áp lực có 3 đoạn chính được đặt sau tháp điều áp dài gần 2km. Đường hầm dẫn nước có tổng chiều dài hơn 18km gồm 4 đọan chính, cột nước lớn nhất cao 937 m tạo ra công suất phát điện lớn. Cao trình đỉnh đập là 1.163m và chiều dài theo đỉnh là 279m. Hồ chứa với dung tích trên 145,5 triệu m3.

Lòng hồ Thủy điện Thượng Kon Tum (ảnh sưu tầm)

Xem thêm: Giải pháp SEHO tiếp tục được 3 thủy điện tại Lâm Đồng tin tưởng áp dụng, giúp đáp ứng đúng yêu cầu của Thông tư 17/2021/TT-BTNMT

Thủy điện Pleikrông ở Kon Tum có 2 tổ máy, công suất 100MW

Thủy điện Pleikrông cũng là một thủy điện lớn ở Kon Tum, được xây dựng trên dòng Krông Pô Kô ở xã Sa Bình, huyện Sa Thầy và xã Kroong, thành phố Kon Tum, với nhiệm vụ phát điện là chủ yếu. Công trình đã làm gia tăng thêm điện năng cho các dự án thuỷ điện ở hạ lưu 289,8 triệu KWh và 181,9 MW công suất đảm bảo.

Với công suất 100 MW và gồm 2 tổ máy, công trình thủy điện này được khởi công xây dựng vào tháng 11/2003, tích nước hồ chứa vào tháng 8/2006 và hoàn thành vào tháng 5/2009. Thủy điện Pleikrông có sản lượng điện hàng năm khoảng 417 triệu KWh.

Thủy điện Pleikrông cũng là một thủy điện lớn ở Kon Tum (ảnh sưu tầm)

Công trình có mực nước dâng bình thường là 570m và mực nước chết là 537m. Mực nước hạ lưu của nhà máy khi xả với lưu lượng thiết kế là 525,9m và mực nước hạ lưu ứng với lưu lượng thiết kế là 514m. Hồ chứa có dung tích có ích là 948,0 triệu m3. Số giờ sử dụng công suất lắp máy là khoảng 4.350 giờ/năm.

Các hạng mục của công trình bao gồm: Đập chính có kết cấu bê tông trọng lực thi công theo công nghệ đầm lăn (RCC), đập tràn gồm 6 khoang có cửa van cung kích thước 10m x 11,5m, đập cao 71m và chiều dài đỉnh đập 495m.

Thủy điện Pleikrông nhìn từ xa (ảnh sưu tầm)

Vai trò của các thủy điện ở Kon Tum

Các thủy điện ở Kon Tum đã đóng góp không nhỏ vào hệ thống điện lưới quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, phục vụ quá trình phát triển kinh tế-xã hội, đáp ứng nhu cầu sử dụng cho sản xuất, sinh hoạt của người dân khu vực Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.

Các nhà máy thủy điện ở Kon Tum khi đi vào hoạt động đã góp phần làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tăng nguồn thu ngân sách hàng năm của tỉnh này, đồng thời tạo điều kiện giải quyết công ăn, việc làm cho hàng trăm lao động ở địa phương. Nhiều công trình dân sinh, văn hóa xã hội của Kon Tum cũng đã được các thủy điện xây dựng giúp người dân đi lại thuận lợi, tạo ra bộ mặt mới cho nông thôn miền núi; hạ tầng kinh tế, văn hóa-xã hội trên địa bàn các xã có dự án thủy điện được cải thiện.

Không chỉ vậy, các thủy điện lớn ở Kon Tum kể trên cũng đã góp phần xây dựng cảnh quan, môi trường để Kon Tum phát triển du lịch, dịch vụ. Lòng hồ rộng lớn của các công trình không chỉ tận dụng để phát triển ngành nuôi trồng đánh bắt thủy sản và phát triển du lịch mà còn tạo “lá phổi xanh” cho các địa phương, giúp điều hòa khí hậu cho khu vực.

Các nhà máy thủy điện cần đáp ứng yêu cầu pháp lý về quan trắc khí tượng thủy văn

Theo yêu cầu của Thông tư 17/2021/TT-BTNMT, Nghị định 48/2020/NĐ-CP và Nghị định 114/2018/NĐ-CP, các nhà máy thủy điện cần vận hành công trình hiệu quả, an toàn cho công trình và vùng hạ du. Đồng thời cần nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào công tác kiểm tra, quan trắc đập; quan trắc khí tượng thủy văn, tính toán quá trình lũ và xả lũ, đảm bảo đời sống của người dân…

Thấu hiểu được những khó khăn mà các nhà máy thủy điện đang gặp phải, với nhiều năm nghiên cứu kết hợp cùng các chuyên gia đầu ngành về dự báo thời tiết và thủy văn, WeatherPlus đã xây dựng giải pháp SEHO đồng hành cùng các nhà máy thủy điện. Đặc biệt, giải pháp này giúp các thủy điện đáp ứng yêu cầu pháp lý về quan trắc khí tượng thủy văn tại Thông tư và Nghị định trên.

Chi tiết về giải pháp SEHO, vui lòng xem thêm tại website SEHO.VN hoặc gọi tới số hotline 0989.068.886 để được tư vấn và hỗ trợ.

Xem thêm: Thêm 2 công trình thủy điện, thủy lợi lắp đặt giải pháp SEHO của WeatherPlus