Nhà máy thủy điện cần đáp ứng yêu cầu gì để không bị phạt tiền?

23/06/2022

👁 288

Chia sẻ

Hiện nay, thủy điện là nguồn năng lượng chính đáp ứng nhu cầu điện của cả nước. Khai phóng các tiềm năng thủy điện sẽ mang lại những nguồn lợi lớn cho địa phương và cả nước. Thông qua việc phát triển thủy điện, kết cấu hạ tầng khu vực cũng sẽ được đầu tư xây dựng đồng bộ và hiện đại với tốc độ rất nhanh. Để công trình này hoạt động an toàn và hiệu quả, các nhà máy thủy điện cần đáp ứng các yêu cầu dưới đây để không bị phạt tiền (xử phạt vi phạm hành chính).

Nhà máy thủy điện cần thực hiện quan trắc, giám sát tài nguyên nước

Các thủy điện cần phải báo cáo kết quả quan trắc, giám sát cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Đồng thời, thực hiện việc lưu trữ thông tin, số liệu quan trắc theo quy định.

Công trình thủy điện phải lắp đặt thiết bị quan trắc, giám sát theo quy định; Quan trắc, giám sát đúng tần suất, thời gian, vị trí theo quy định; Thực hiện việc kết nối, truyền tải dữ liệu quan trắc, giám sát với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

Thủy điện thực hiện theo quy định của giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước

Đây cũng là một nội dung mà các nhà máy thủy điện cần đáp ứng để không bị phạt tiền. Cụ thể, khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu các dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước tại khu vực thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, nhà máy thủy điện cần cung cấp đầy đủ và trung thực. Các nhà máy thủy điện cũng cần khai thác, sử dụng tài nguyên nước đúng mục đích, chế độ, đúng vị trí, tọa độ, nguồn nước theo quy định trong giấy phép.

Đồng thời, khai thác, sử dụng nước dưới đất đúng tầng chứa nước theo quy định trong giấy phép. Thi công các hạng mục thăm dò nước dưới đất không vượt quá 10% so với khối lượng đã được phê duyệt. Bên cạnh đó, các thủy điện cũng cần thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa, khắc phục sự cố trong quá trình thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên nước.

Nhà máy thủy điện cần thực hiện đúng các quy định về hồ chứa, đập dâng

Khi các thủy điện muốn sử dụng mặt nước hồ chứa để nuôi trồng thủy sản hoặc kinh doanh du lịch, giải trí cần được cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước chấp thuận bằng văn bản. Và thực hiện chế độ thông báo, báo cáo liên quan đến vận hành công trình theo quy định. Không chỉ vậy, các thủy điện cũng cần xây dựng phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ hồ chứa và thực hiện việc cắm mốc giới đúng với phương án cắm mốc giới đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để công trình vận hành an toàn và hiệu quả.

Công trình thủy điện cũng cần thực hiện việc quan trắc, giám sát dòng chảy tối thiểu theo quy định đối với hồ chứa, đập dâng; bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu theo quy định đối với hồ chứa và đập dâng. Đồng thời thực hiện đúng kế hoạch điều tiết nước hàng năm của hồ chứa và thực hiện việc quan trắc khí tượng, thủy văn và tính toán, dự báo lượng nước đến hồ, đập phục vụ vận hành hồ chứa, đập dâng.

Một nội dung khác mà các nhà máy thủy điện cũng cần đáp ứng để không bị phạt tiền là xây dựng phương án phòng, chống lũ, lụt, hạn hán thiếu nước cho vùng hạ du và lắp đặt hệ thống cảnh báo, thông báo việc xả lũ của công trình; đảm bảo duy trì mực nước theo quy định trong mùa lũ của quy trình vận hành hồ chứa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trong điều kiện thời tiết bình thường, nhà máy thủy điện cần vận hành xả nước với lưu lượng đúng quy định của quy trình. Ngoài ra, với các tình huống đe dọa nghiêm trọng đến an toàn công trình, tính mạng và tài sản của nhân dân ở hạ lưu hồ chứa, đập dâng, công trình thủy điện cần xây dựng phương án để đối phó với tình huống vỡ đập; xây dựng kế hoạch điều tiết nước hằng năm của hồ chứa; Vận hành xả nước với lưu lượng đúng quy định của quy trình trong điều kiện xuất hiện lũ.

Đặc biệt, trong trường hợp lũ, lụt, hạn hán, thiếu nước và các trường hợp khẩn cấp, công trình thủy điện cần tuân thủ theo lệnh điều hành vận hành hồ chứa, đập dâng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tuân thủ trình tự, phương thức đóng, mở cửa van các công trình xả nước theo quy định đối với hồ chứa, đập dâng; thực hiện đúng kế hoạch, phương án điều hòa, phân phối nguồn nước trên lưu vực sông của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nhà máy thủy điện thực hiện quy định về chế độ quan trắc, dự báo và cung cấp thông tin, số liệu theo quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa

Cụ thể, trong điều kiện thời tiết bình thường của mùa lũ, mùa cạn nhà máy thủy điện cần thực hiện đúng chế độ quan trắc, dự báo theo quy định. Thực hiện đúng việc quan trắc, tính toán mực nước hồ, lưu lượng nước đến hồ, lưu lượng xả qua đập tràn, lưu lượng qua nhà máy, lưu lượng nước lấy vào kênh theo thời gian quy định. Thực hiện bản tin dự báo đúng các nội dung quy định.

Bên cạnh đó, để không bị phạt tiền,  các thủy điện cũng cần lập và báo cáo đến các cơ quan có thẩm quyền kế hoạch xả nước cấp cho hạ du theo quy định. Đề xuất và báo cáo đến các cơ quan có thẩm quyền phương án điều tiết nước cho hạ du khi xảy ra sự cố, hạn hán, thiếu nước mà các hồ không thể đảm bảo việc vận hành theo quy định. Và không làm sai lệch thông tin, số liệu quan trắc, dự báo.

Nhà máy thủy điện cần bảo đảm mực nước trước lũ trong điều kiện thời tiết bình thường theo quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa

Thực hiện quá trình vận hành cắt, giảm lũ cho hạ du theo quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa

Thực hiện quy định về vận hành hạ mực nước hồ để đón lũ và đưa mực nước hồ về mực nước theo quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa

Các nhà máy thủy điện cần hạ mực nước hồ để đón lũ đúng quy định khi dự báo có bão khẩn cấp, áp thấp nhiệt đới hoặc các hình thế thời tiết khác có khả năng gây mưa, lũ; Vận hành đưa mực nước hồ đúng quy định sau khi kết thúc quá trình giảm lũ cho hạ du. Không chỉ vậy, công trình này cũng cần vận hành xả lưu lượng nước bằng lưu lượng nước đến hồ để duy trì mực nước hồ hiện tại khi kết thúc quá trình vận hành hạ mực nước hồ để đón lũ theo quy định.

Thực hiện quy định về bảo đảm lưu lượng nước sau công trình và thời gian xả nước hàng ngày trong mùa cạn hàng năm theo quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa

Giải pháp SEHO giúp các thủy điện đáp ứng yêu cầu pháp lý về quan trắc khí tượng thủy văn

Nâng cao các giải pháp an toàn tối đa trong vận hành, quản lý nhằm đảm bảo đời sống của người dân, đồng thời phát triển kinh tế ngành thủy điện là trách nhiệm của tất cả các nhà máy thủy điện đang vận hành. Thấu hiểu được những khó khăn các nhà máy thủy điện đang gặp phải, đồng thời đã có nhiều năm nghiên cứu kết hợp cùng các chuyên gia đầu ngành về dự báo thời tiết và thủy văn, Weatherplus đã xây dựng giải pháp SEHO – hỗ trợ thông tin quan trắc khí tượng thủy văn, phục vụ vận hành an toàn và hiệu quả cho các nhà máy thủy điện.

Giải pháp SEHO sẽ hỗ trợ thông tin quan trắc khí tượng thủy văn, phục vụ vận hành an toàn và hiệu quả cho các nhà máy thủy điện, giúp thủy điện đáp ứng yêu cầu pháp lý về quan trắc khí tượng thủy văn được nêu rõ trong các Thông tư 17/2021/TT-BTNMT, Nghị định 48/2020/NĐ-CP và Nghị định 114/2018/NĐ-CP.

Mọi thông tin chi tiết về giải pháp vận hành thủy điện SEHO, vui lòng truy cập website SEHO.VN hoặc liên hệ số hotline 0989.068.886 để được tư vấn và hỗ trợ.