2 Giải pháp tính toán dự báo lưu lượng về hồ được sử dụng phổ biến nhất

27/06/2022

👁 778

Chia sẻ

Dự báo lưu lượng về hồ là việc rất khó khăn đối với công tác vận hành. Việc tính toán lưu lượng về hồ cần số liệu đủ dài để để tính toán. Từ đó đưa ra phương án vận hành phù hợp với công trình. Vậy dự báo lưu lượng về hồ như thế nào hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé.

Lưu lượng là gì?

Lưu lượng là một đại lượng đo lường vật chất di chuyển qua một vị trí cụ thể trên ột đơn vị thời gian. Cụ thể trong thủy văn, lưu lượng thể hiện dòng chảy qua một mặt cắt. Đơn vị đo lường lưu lượng: m3/s ; m3/h; hoặc m3/ ngày đêm.

Ký hiệu lưu lượng trong thủy văn là Q và được tinh với công thức: Q=A.v. Trong đó: A là diện tích mặt cắt dòng chảy, v là vận tốc dòng chảy.

Với công thức trên ta tính toán được thời điểm thực tại sau khi đo đạc. Nhưng số liệu chỉ để kiểm chứng cùng với đó là tính toán làm dữ liệu dự báo tương lai. Vậy Dự báo lưu lượng hồ gồm những yếu tố nào?

Giải pháp tính toán dự báo lưu lượng về hồ

Để dư báo lưu lượng về hồ là công tác vo cùng khó khăn vì phụ thuộc vào rất nhiều số liệu. Trong đó lượng mưa là yếu tố chính tác động đến quá trình dự báo. Bên cạnh đó còn các yếu tố khác cũng tạo nên sự thay đổi của phương trình như: Diện tích lưu vực, bốc hơi, thảm thực vật, các công trình phụ trợ,…

Nhưng trên tất cả có hai phương pháp chính và được sử dụng nhiều nhất hiện nay để dự báo:

  1. Phương pháp mưa rào dòng chảy
  2. Phương pháp nội suy tuyến tính.

Phương pháp mưa rào dòng chảy

Chi phí cao với sự đầu tư về quan trắc số liệu. Cùng với đó là sự đo đạc tỷ mỉ từ diện tích lưu vực, thảm thực vật, mưa, bôc hơi,… Tất cả các thông số được đưa vào mô hình và chạy ra kết quả.

Từ kết quả tính toán đưa ra được con số dự báo nhưng đây không phải là kết quả cuối cùng. Để có kết quả chính xác ta cần hiệu chỉnh và kiểm định lại số liệu đó nhé.

Nếu kết quả kiểm định tốt thì chính thức công bố số liệu ra để làm bản tin dự báo lưu lượng về hồ.

Phương pháp nội suy tuyến tính

Nội suy tuyến tính là dùng dữ liệu mưa quá khứ để thiết lập mối quan hệ Q-H. Với phương pháp nội suy cần chuỗi số liệu quá khứ đủ dài ( từ 10-20 năm) để thiết lập mối quan hệ Q-H.

Từ chuỗi số liệu ta xây dựng mối quan hệ y=f(x) để tính toán. Với bài toán nội suy tuyến tính ta cũng cần phải hiệu chỉnh và kiểm định. Nhưng phương pháp này ít được sử dụng do sự sai số cũng như làm trên excel bị nhầm lẫn.

Dù là phương pháp nào đi chăng nữa cùng phải áp dụng phù hợp với từng công trình và kinh phí. Một số công trình áp dụng cả hai phương pháp để so sánh kết quả được chính xác.

Đơn vị cung cấp giải pháp dự báo lưu lượng nước đến hồ

Hiện nay, có rất nhiều kỹ thuật hỗ trợ công tác cảnh báo dự báo nước đến hồ. Nhưng để có một giải pháp tổng thể thì gần như chưa có nhiều. Đa số các công trình hồ chứa áp dụng đơn lẻ các biện pháp rồi đưa vào mô hình để tính toán.

Để giải quyết được vấn đề, SEHO được ra đời với sự tổng thể từ quan trắc, lưu trữ, dự báo lưu lượng đến hồ và khả năng gia tăng mực nước hồ. Từ đó giảm tài từ việc lưu trữ, tính toán đến vận hành đều có máy móc hỗ trợ. Con người chỉ đứng vai trò đưa ra quyết định cùng xử lý số liệu để kiểm định lại chất lượng dự báo.

Giải pháp SEHO có giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đáp ứng điều kiện theo Nghị định 48/2020/NĐ- CP và Nghị định 114/2018/NĐ-CP. Chủ đầu tư nhà máy thủy điện cần giải pháp để dự báo lưu lượng nước đến hồ đáp ứng yêu cầu pháp lý hãy liên hệ đến SEHO để được tư vấn.