Sông Sêrêpôk và bài toán phát triển thủy điện bền vững cho Tây Nguyên
29/08/2022
Chia sẻ
Đứng trước tình trạng thiếu hụt điện năng, nhà nước đã đề ra phương án tận dụng triệt để nguồn năng lượng sạch từ thủy điện. Sông Sêrêpôk được chọn là con sông trọng điểm phát triển thủy điện bền vững tại Tây Nguyên.
Sông Sêrêpôk ở đâu?
Sông Sêrêpôk hay còn được gọi là sông Xrê Pôc là một nhánh phụ lưu quan trọng của sông Mekong. Bắt nguồn từ tỉnh Đắk Lắk, sông Sêrêpôk là con sông được hợp thành từ hai dòng sông nhỏ là sông Krông Ana (sông Mẹ) và sông Krông Nô (sông Bố). Sông sẽ chảy qua tỉnh Đắk Nông của Việ29t Nam rồi vắt sang tỉnh Ratanakiri và Stung Treng của Campuchia. Tại địa phận Campuchia, sông Sêrêpôk sẽ đổ nước vào sông Mê Kông và chảy tiếp tới Việt Nam.
Sông Sêrêpôk có độ dài 406 km với nhiều thác ghềnh hoang sơ, hùng vĩ, tạo nên tiềm năng vô cùng lớn trong khai thác thủy điện.
8 nhà máy thủy điện tại sông Sêrêpôk
Tính đến năm 2022, đã có 8 nhà máy thủy điện đi vào hoạt động tại sông Sêrêpôk và các phụ lưu của nó. Đặc biệt, các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông được nhà nước đánh giá là các tỉnh trọng điểm trong khai thác thủy điện. Các nhà máy thủy điện đi từ thượng lưu tới hạ lưu sông Sêrêpôk bao gồm:
1. Nhà máy thủy điện Đức Xuyên
Thủy điện Đức Xuyên có công suất 58 MW. Nhà máy nằm tại thượng lưu sông Sêrêpôk.Đây là thủy điện nằm trong dự án quy hoạch bậc thang thủy điện sông Serepôk bao gồm thủy điện Đức Xuyên, Buôn Tua Srah, Dray H’ling, Sêrêpôk 3 và Sêrêpôk 4.
2. Nhà máy thủy điện Buôn Tua Srah
Đây là công trình thủy điện khánh thành ngày 7/2011. Nhà máy nằm trên dòng Krông Nô, thuộc xã Nam Ka, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk và xã Quảng Phú, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. Nhà máy có 2 tổ máy với công suất lắp máy 86MW.
3. Nhà máy thủy điện Buôn Kuốp
Nằm tại xã Hòa Phú (thành phố Buôn Ma Thuột), Nam Đà (huyện Krông Nô) và Dray Sáp (huyện Krông Ana), nhà máy thủy điện Buôn Kuốp cung cấp cho lưới điện quốc gia sản lượng điện bình quân 1,4 tỷ kWh/năm. Đây là công trình thủy điện lớn thứ hai ở Tây Nguyên sau công trình thủy điện Yaly với công suất 280MW.
4. Nhà máy thủy điện Hòa Phú
Được đưa vào vận hành từ tháng 09/2014, nhà máy thủy điện Hòa Phú NMTĐ Hòa Phú đã hòa vào hệ thống lưới điện Quốc gia thông qua đường dây 110kV Hòa Phú – CưJút với công suất truyền tải về trạm biến áp là 110kV. Công suất lắp máy của nhà máy được ghi nhận lên tới 29MW, điện lượng bình quân năm theo thiết kế là 132,5 triệu kWh.
5. Nhà máy thủy điện Dray H’ling 1 và 2
Thủy điện Dray H’ling có 2 bậc với tổng công suất lắp máy 28 MW. Cụm thủy điện nằm tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk và huyện huyện Cư Jut, tỉnh Đắk Nông. Trong đó, nhà máy thủy điện Đray H’linh 1 được khánh thành tháng 10/1989 với công suất lắp máy 12 MW gồm 3 tổ máy. Nhà máy được xây dựng tại địa phân xã Hòa Phú.
Nhà máy Thủy điện Đray H’linh 2 được khánh thành tháng 1/2007 với công suất lắp máy 16 MW gồm 2 tổ máy. Nhà máy được xây dựng tại buôn Nụi, xã Ea Pô, huyện Cư Jut, tỉnh Đắk Nông.
6. Nhà máy thủy điện Sêrêpôk 3
Đây là công trình thủy điện thuộc xã Ea Nuôl và Tân Hòa, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk và xã Ea Pô, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. Nhà máy được khánh thành tháng 9/2010 với công suất 220 MW cùng 2 tổ máy hoạt động.
7. Nhà máy thủy điện Sêrêpôk 4
Nhà máy nằm tại xã Ea Wer, xã Tân Hòa, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk và xã Ea Pô, huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông. Thủy điện Sêrêpôk 4 được hoàn thành năm 2011 với công suất 80 MW và 2 tổ máy.
8. Nhà máy thủy điện Sêrêpôk 4A
Nhà máy Sêrêpôk 4A là công trình thủy điện nằm tạixã Krông Na, Ea Huar, Ea Wer, huyện Buôn Đôn tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam. Nhà máy khánh thành tháng 1/2014 với công suất 64 MW cùng 2 tổ máy.
8 nhà máy thủy điện trên sông Sêrêpôk có nhiệm vụ điều hòa nguồn nước, cấp nước tưới cho hạ du. Từ đó, từng bước ổn định đời sống nhân dân trong khu vực, tạo cảnh quan du lịch, phát triển giao thông, thủy sản.
Gấp rút hoàn thành yêu cầu của nhà nước về an toàn thủy điện
Đứng trước những yêu cầu về an toàn thủy điện, nhà nước đã ban hành Nghị định 48/2020/NĐ-CP, Nghị định 114/2018/NĐ-CP, Thông tư 17/2021/TT-BTNMT. 100% nhà máy thủy điện bắt buộc hoàn thành các Nghị định và Thông tư trước tháng 1/2023 nếu không sẽ nhận mức phạt tới hàng trăm triệu đồng.
SEHO – Giải pháp thủy điện an toàn – hiệu quả – tiết kiệm chi phí
SEHO là giải pháp an toàn thủy điện được ưa chuộng nhất hiện nay. Đã được ứng dụng tại hơn 100 nhà máy thủy điện trên toàn quốc, SEHO cung cấp các công nghệ quan trắc tự động, ưu việt. Kết hợp giữa số liệu đầu vào từ thiết bị quan trắc thông minh và thông tin dự báo cho lưu vực có độ chính xác cao. SEHO giúp hỗ trợ điều hành thủy điện và tối ưu công suất phát điện.
Giải pháp giúp giám sát lượng mưa, mực nước trong đập chính và khu vực thượng lưu/hạ lưu. Lưu lượng xả được cập nhật liên tục. SEHO giúp dự báo lưu lượng về hồ và mực nước hồ trong 12 giờ, 3 ngày, tính toán, dự báo lưu lượng nước 24h – 3 ngày – 6 ngày. Từ những dự báo KTTV dài hạn của SEHO, các nhà máy có thể tích nước mùa khô hay đưa ra các phương án vận hành phù hợp, tối ưu hóa chi phí.
Đặc biệt, đội ngũ CSKH, chuyên gia có chuyên môn của SEHO sẽ trực 24/7. Bất cứ khi nào có vấn đề xảy ra, SEHO có thể đề xuất các phương án xử lý tình huống nhanh, kịp thời. Ngoài ra, SEHO còn cung cấp SMS cảnh báo đến những người liên quan, người dân trong khu vực ảnh hưởng giúp tăng mức độ an toàn cho người dân.
Để nhận tư vấn về giải pháp quan trắc khí tượng thủy văn và hỗ trợ vận hành thủy điện SEHO vui lòng liên hệ qua Hotline để được tư vấn và hỗ trợ.
Giải pháp Thủy điện SEHO – Cam kết tin cậy!
- Địa chỉ: Tầng 18, tháp A, tòa nhà Sông Đà, Phạm Hùng, Hà Nội.
- Hotline: 098.906.8886
- Website: https://seho.vn