GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NHẬT BẢN VÀO HỖ TRỢ VẬN HÀNH HỒ CHỨA TẠI VIỆT NAM HIỆU QUẢ, AN TOÀN

14/11/2024

👁 71

Chia sẻ

Chiều ngày 13/11, hội nghị về Quản lý, vận hành hồ chứa thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức đã diễn ra với sự tham dự góp mặt của các nhà hoạch định chính sách, nhiều chuyên gia, nhà khoa học từ nhiều đơn vị trong nước và quốc tế.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ảnh hưởng ngày càng khắc nghiệt, chủ đề vận hành theo thời gian thực, ứng dụng công nghệ nhằm đảm bảo an toàn cho công trình và hạ du, đồng thời tối ưu hóa việc sử dụng nguồn nước cho các mục đích sử dụng và lợi ích về kinh tế – xã hội, môi trường thu hút được nhiều sự quan tâm của người tham gia.

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bản hơn 30 năm qua. Hệ thống cho phép tính toán vận hành theo thời gian thực, dự báo và lên kế hoạch vận hành điều tiết hồ chứa. Tất cả các tác nghiệp này được thực hiện trên phần mềm diễn toán trực quan, dễ dàng thao tác cho người sử dụng.

Hệ thống HNT đang được triển khai cho gần 50 nhà máy thuỷ điện, và một số hồ thuỷ lợi và đã chứng minh được tính hiệu quả. Ví dụ hệ thống hỗ trợ vận hành hồ chứa HNT cũng đã mang lại hiệu quả rõ rệt tại Hồ Định Bình (tỉnh Bình Định) khi tiết kiệm được 100 triệu m3 nước cho vụ đông xuân năm 2019-2020 thông qua năng lực dự báo của hệ thống.

TS Hà Ngọc Tuấn – Đại diện liên danh KIV-WeatherPlus trình bày

Thời gian qua, việc vận hành an toàn hồ chứa tại Việt Nam được quan tâm đặc biệt do tình hình biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, tình hình mưa lũ diễn biến cực đoan, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngành thủy lợi. Ông Nguyễn Hoàng Hiệp – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh (1) cần rà soát, điều chỉnh và phát triển thể chế phù hợp với tình hình hiện tại của ngành thủy lợi; (2) cải tiến quy trình vận hành, hướng đến vận hành theo thời gian thực để thích nghi với biến đổi khí hậu phức tạp đang diễn ra hiện nay; (3) cần rà soát các công trình xuống cấp để quản lý khai thác hiệu quả, an toàn, đa mục tiêu; (4) ứng dụng khoa học công nghệ cần được đẩy mạnh, đặc biệt vào quy trình vận hành tại các hồ thủy lợi; (5) các quy định cần được thực hiện nghiêm ngặt đặc biệt phương án ứng phó với trường hợp khẩn cấp và bản đồ ngập lụt hạ du.

Việc tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý vận hành công trình thủy lợi cần được quan tâm, trở thành khâu tất yếu, đặc biệt đối với những địa phương có nhiều hệ thống, công trình thủy lợi lớn góp phần đem lại hiệu quả cao trong điều tiết nước, đảm bảo an toàn hồ chứa và giúp dự báo, cảnh báo sớm, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.