Bản tin ngành thủy điện Quý I/2025

10/01/2025

👁 215

Chia sẻ

1. Tổng quan diễn biến thời tiết trên cả nước quý IV/2024

Khí hậu quý IV/2024

Xu hướng thời tiết

Xu hướng về bão quý IV/2024

  • Trong 3 tháng cuối năm 2024, trên biển Đông xuất hiện 6 cơn bão:
  • Bão số 5 (KRATHON): Từ sáng 01/10 đi vào vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc biển Đông và không ảnh hưởng đến nước ta;
  • Bão số 6 (TRAMI): Chiều ngày 24/10, bão đi vào vùng biển phía Đông khu vực Bắc biển Đông, ảnh hưởng đến khu vực Quảng Trị – Quảng Nam.
  • Bão số 7 (YINXING): Sáng 08/11, bão đi vào bùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, ảnh hưởng đến khu vực ven biển Bình Định – Phú Yên.
  • Bão số 8 (TORAJI): Tối 11/11, bão đi vào vùng biển phía Đông khu vực Bắc biển Đông, không ảnh hưởng đến nước ta.
  • Bão số 9 (MANYI): Tối 17/11, bão đi vào vùng biển phía Đông khu vực Bắc biển Đông, không ảnh hưởng đến nước ta.
  • Bão số 10 (PABUK): Sáng 23/11, ATNĐ trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa đã mạnh lên thành bão, tuy nhiên không ảnh hưởng đến nước ta.

Xu hướng mưa quý IV/2024

  • Trong tháng 10/2024, mưa lớn xảy ra chủ yếu ở khu vực Trung Bộ với 03 đợt (07-09/10, 20-22/10, và 26-31/10) tập trung từ Hà Tĩnh-Đà Nẵng. Đặc biệt đợt mưa ngày 26-31/10, do ảnh hưởng của không khí lạnh (KKL) kết hợp với bão số 6, khu vực Hà Tĩnh-Đà Nẵng có tổng lượng mưa (TLM) phổ biến 300-600mm, có nơi trên 700mm như Đồng Hới, Nam Đông.
  • Tháng 11/2024 xảy ra 03 đợt mưa lớn diện rộng: Từ 03-08/11 tập trung từ Hà Tĩnh-Khánh Hòa; đợt 12-13/11 khu vực Quảng Trị-Bình Định; đợt 18-27/11 tại khu vực Hà Tĩnh-Phú Yên. Trong đó, đợt mưa từ 18-27/11 có lượng mưa đặc biệt cao, Thừa Thiên Huế có mưa phổ biến từ 400-1000mm.
  • Tháng 12/2024, có 02 đợt mưa lớn diện rộng tại Trung Bộ: Từ 11-15/12 tại khu vực tỉnh Hà Tĩnh-Bình Thuận; từ 23-28/12 tại Quảng Trị-Bình Định. Tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có 3 đợt mưa diện rộng vào các ngày 03-05/12, 11-15/12 và 27-28/12.

Phân tích lượng mưa tháng 10

  • Tháng 10/2024, tổng lượng mưa khu vực Quảng Bình-Quảng Nam phổ biến vượt 700 mm do ảnh hưởng của cơn bão số 6 và các hình thế khác như KKL, dải hội tụ nhiệt đới.

  • Do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có tổng lượng mưa phổ biến dao động 200-400 mm, một số khu vực mưa lớn hơn, đạt 400-500 mm như Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Lâm Đồng.
  • Khu vực Bắc Bộ phổ biến ít mưa, phổ biến nhỏ hơn 50 mm. Các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái mưa lớn hơn, dao động từ 100-200 mm.

Phân tích lượng mưa tháng 11

  • Tháng 11/2024, khu vực từ Hà Tĩnh – Quảng Trị và Bình Định xảy ra mưa lớn với tổng lượng mưa phổ biến từ 400-500 mm. Đặc biệt, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với nhiễu động trong đới gió đông, khu vực từ Thừa Thiên Huế – Quảng Ngãi từ 18-27/11 có lượng mưa đặc biệt lớn, một số điểm mưa đạt gần 1000 mm.

  • Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ lượng mưa phổ biến từ 50-200 mm, mưa lớn tập trung ở khu vực các tỉnh Cà Mau – Kiên Giang, Tây Ninh, Bình Phước, Lâm Đồng.
  • Bắc Bộ mưa nhỏ với tổng lượng <10 mm. Khu vực Đồng bằng ven biển và Thanh Hóa mưa lớn hơn, dao động 10-50 mm.

Phân tích lượng mưa tháng 12

  • Trong tháng 12/2024, khu vực Thừa Thiên Huế – Quảng Ngãi có mưa với tổng lượng 300-400 mm, một số điểm mưa to hơn, dao động > 600 mm.

  • Khu vực duyên hải Nam Trung Bộ có mưa với tổng lượng phổ biến dao động từ 200-300 mm.
  • Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ mưa có xu hướng giảm nhỏ so với tháng 11, phổ biến từ 50-100mm. Các tỉnh ven biển Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh có lượng mưa cao hơn, dao động 100-200 mm.
  • Khu vực vùng núi Bắc Bộ chủ yếu mưa nhỏ từ 10-50 mm, các tỉnh trung du, đồng bằng mưa rất nhỏ (<10mm).

2. Ảnh hưởng của thời tiết đến các hồ đập

Trong giai đoạn từ tháng 10-11/2024, do ảnh hưởng của các hình thế thời tiết: bão, dải hội tụ nhiệt đới và không khí lạnh, khu vực Miền Trung đã xảy ra mưa to đến rất to. Với đặc điểm mưa xảy ra trong thời đoạn ngắn với cường độ lớn, sông ngắn và độ dốc lớn nên lũ về các hồ đập rất nhanh với lưu lượng lớn.

Để giảm thiểu khả năng mất an toàn hồ, đập và đảm bảo an toàn cho khu vực hạ du các hồ chứa, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn một số tỉnh khu vực Miền Trung (Thừa Thiên Huế, Quảng Nam…vv) đã ban hành lệnh vận hành đối với các công trình hồ chứa thủy lợi, thủy điện. (Nguồn: https://tuoitre.vn/hue-ra-lenh-xa-nuoc-dieu-tiet-cac-ho-chua-de-don-lu-khong-anh-huong-den-ha-du-20241030105).

3. Hiệu quả sử dụng hệ thống Hộ trợ ra quyết định HNT

Việc ứng dụng công nghệ vào hỗ trợ vận hành hồ chứa đã mang lại nhiều lợi ích, từ tối ưu hóa hiệu quả kinh tế đến nâng cao năng lực vận hành trong và sau lũ. Cụ thể, phần mềm HNT đã hỗ trợ tận dụng tối đa lượng nước trong hồ để phát điện, đóng góp khoảng 700 triệu đồng trong tổng thu nhập hơn 3,2 tỷ đồng từ trận lũ ngày 05-08/11/2024 của một thủy điện tại Quảng Bình, chi tiết như sau:

  • Trước lũ: Từ 30/10 (trước lũ 7 ngày), phần mềm HNT đưa thông tin dự báo lượng mưa sẽ xảy ra từ 04-07/11 với độ chính xác 80%. Thời điểm này, mực nước hồ chứa đang ở ngưỡng khá cao. Sau khi nhận được thông tin dự báo mưa tự động trên phần mềm và khuyến nghị vận hành từ đội ngũ chuyên gia, Thủy điện vận hành hạ mực nước hồ trước khi lũ về bằng việc chạy máy phát điện liên tục.
  • Trong lũ: Từ 01h00 ngày 05/11/2024, lũ bắt đầu về hồ, lưu lượng bắt đầu tăng rất nhanh và đạt đỉnh 498 m3/s vào khoảng 19h00 cùng ngày. Thủy điện đã vận hành hệ thống cửa van xả lũ, đảm bảo tổng lượng xả qua công trình không lớn hơn lưu lượng về hồ, đáp ứng theo quy trình vận hành hồ chứa.
  • Sau lũ: Sử dụng lưu lượng dự báo (hiển thị tự động trên HNT) để hỗ trợ vận hành cửa van và điết tiết nước về MNDBT sau lũ, đảm bảo tránh xả thừa.

4. Dự báo thời tiết quý I/2025

Khí hậu quý I năm 2025

  • Quý I/2025, ENSO duy trì ở pha Lanina (90%), chuyển dần sang pha trung tính ở giai đoạn tiếp theo. Trong đó, tháng 01/2025 nhận định cường độ Lanina mạnh nhất.
  • Mùa đông 2024-2025 có khả năng kết thúc muộn hơn so với mùa đông 2023-2024. Nửa đầu 2025, nhận định có khoảng 9-11 đợt KKL, tập trung từ tháng 1-4/2025, cao điểm là tháng 01, 02 với khoảng 3-4 đợt/tháng.
  • Trong tháng 03/2025, khả năng Nam Bộ bắt đầu xảy ra các đợt nắng nóng diện rộng.

Dự báo lượng mưa tháng 01

  • Khu vực Bắc Bộ

    : Khu vực Bắc bộ phổ biến ít mưa, lưu ý 1-2 ngày có mưa nhỏ rải rác trước các đợt KKL, lượng mưa dao động từ 5-50 mm, vùng núi có nơi trên 50mm.

  • Khu vực Trung Bộ: Trọng tâm mưa từ Quảng Bình-Quảng Ngãi có mưa rào rải rác, có nơi có mưa vừa, mưa to. Trong đó, khu vực Thanh Hóa-Hà Tĩnh và Khánh Hòa-Bình Thuận dao động 5-50 mm, khu vực Quảng Bình-Phú Yên từ 50-150 mm.
  • Khu vực Tây Nguyên-Nam Bộ: Bước vào giai đoạn ít mưa nhất trong năm, thời tiết chủ đạo tạnh ráo. Lượng mưa dao động từ 5-30 mm.

Nhìn chung, tổng lượng mưa tháng 01/2025 ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có xu hướng thiếu hụt so với cùng kỳ năm 2024, các khu vực còn lại ở mức cao hơn.

Dự báo lượng mưa tháng 02

Đây là tháng ít mưa trên khắp cả nước, cụ thể như sau:

  • Khu vực Bắc Bộ: Lượng mưa nhìn chung rất nhỏ, dao động từ 5-50 mm, vùng núi có nơi trên 50mm.
  • Khu vực Trung Bộ: Đề phòng 2-3 đợt mưa ngắn ngày do ảnh hưởng của KKL tăng cường. Trong đó, khu vực Thanh Hóa-Hà Tĩnh và Phú Yên-Bình Thuận dao động 5-50 mm, khu vực Quảng Bình-Bình Định từ 30-90 mm.
  • Khu vực Tây Nguyên-Nam Bộ: Có khoảng 2-4 ngày mưa trái mùa. Lượng mưa dao động từ 5-50 mm, cục bộ có nơi trên 50 mm.

Nhìn chung, so với cùng kỳ năm 2024, dự báo mưa có xu hướng gia tăng trên cả nước, riêng một số nơi ở trung du Bắc Bộ và ven biển Trung Bộ có xu hướng thiếu hụt.

Dự báo lượng mưa tháng 03

  • Khu vực Bắc Bộ: Dự báo trong tháng, xảy ra khoảng 1-2 đợt mưa rải rác ở khu vực Bắc Bộ. Lượng mưa dao động từ 20-70 mm.
  • Khu vực Trung Bộ: Lượng mưa phổ biến từ 10-60 mm, Ninh Thuận-Bình Thuận dưới 10mm.
  • Khu vực Tây Nguyên-Nam Bộ: Phổ biến ít mưa, mưa ở miền Tây xảy ra nhiều hơn so với miền Đông. Tây Nguyên phía Nam có mưa dông vài nơi về chiều tối. Lượng mưa từ 5-30 mm, phía Nam Tây Nguyên từ 30-70 mm.

Nhìn chung, so với cùng kỳ năm 2024, Bắc Bộ và Nam Bộ phổ biến cao cao. Riêng khu vực ven biển Trung Bộ và các tỉnh biên giới phía Bắc phổ biến thấp hơn.

5. Dự báo ảnh hưởng đến thời tiết thủy điện

Ảnh hưởng tích cực: Bước vào giai đoạn mùa khô và ít nước, thời tiết trên cả nước nhìn chung ít có sự biến động. Do vậy, trong quý I/2025 không có sự tác động của các hình thế mưa lũ gây mất an toàn và ảnh hưởng đến ổn định kết cấu hồ đập.

Ảnh hưởng tiêu cực: Bước vào cao điểm mùa khô, một số thủy điện, đặc biệt tại khu vực Bắc Trung Bộ, đang đối mặt với nguy cơ thiếu hụt lượng nước so với TBNN. Trước thực trạng này, các thủy điện cần tập trung đầu tư vào hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn (KTTV) tự động để theo dõi sát sao diễn biến và mức suy giảm nguồn nước. Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, việc ứng dụng phần mềm công nghệ và chương trình hỗ trợ ra quyết định vận hành sẽ giúp điều tiết hồ chứa phù hợp với từng giai đoạn, tối ưu hóa sản lượng điện và nâng cao hiệu quả kinh tế.