Đối phó với khô hạn, các nhà máy đưa ra kế hoạch vận hành hồ thủy điện từng ngày

12/05/2020

👁 120

Chia sẻ

Thời tiết khô hạn cực đoan đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến công tác vận hành thủy điện cũng như toàn bộ hệ thống điện lưới quốc gia. Để có thể ứng phó với tình trạng này, nhiều thủy điện đã phải đưa ra kế hoạch vận hành hồ chứa theo từng ngày.

Sản lượng điện giảm sâu vì khô hạn

Theo ông Nguyễn Quốc Chính, Phó Trưởng ban Kỹ thuật – Sản xuất Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Từ cuối năm 2019, nhận thấy tình hình khó khăn về thuỷ văn cũng như khả năng tích nước của các hồ chứa thuỷ điện, EVN đã phối hợp với các bộ, ban ngành báo cáo Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 04 năm 2020 về triển khai các giải pháp cấp bách phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn.

Năm 2020, theo kế hoạch, EVN sản xuất trên 260 tỷ kWh, trong đó thuỷ điện khoảng 72 tỷ kWh. Cho đến hết quý I, sản lượng thuỷ điện huy động được chỉ đạt 8,93 tỷ kWh, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước và thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.

Riêng trong tháng 3/2020, mặc dù phương thức đặt ra đã điều chỉnh phù hợp với tình hình thuỷ văn cũng như mục đích tăng cường tích nước cho mùa khô nhưng hầu hết các nhà máy thủy điện sản xuất chỉ đạt từ 70% – 90% theo phương thức tháng.

Dự báo trong các tháng tiếp theo của mùa khô năm nay, do dung tích hữu ích trên các hồ còn ít và dòng chảy đến các hồ thấp hơn nhiều so với năm 2019 cũng như trung bình nhiều năm nên sản lượng thủy điện sẽ còn tiếp tục giảm.

Tìm kiếm giải pháp để thích nghi

Ông Nguyễn Quốc Chính cho biết thêm: 2019 đã là năm đặc biệt khô hạn, các hồ chứa không tích được nước theo kế hoạch ban đầu. Tuy nhiên, các nhà máy vẫn phát điện phục vụ kinh tế xã hội, cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt của người dân vùng hạ du.

Các tháng đầu năm 2020, dòng chảy đến các hồ chứa cũng thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm dẫn đến việc khai thác các nhà máy thuỷ điện bị hạn chế nhiều.  

Một số hồ chứa như hồ A Vương, Sông Bung 4, Hàm Thuận, Đơn Dương, Ka Nak, Đại Ninh… có vai trò đặc biệt quan trọng đảm bảo cấp nước cho hạ du nhưng đang có mực nước rất thấp, dung tích còn lại rất nhỏ.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, thời gian tới, các hồ chứa vẫn sẽ tiếp tục gặp phải tình trạng khô hạn và cạn kiệt, đặc biệt là ở khu vực Trung Bộ (từ Thanh Hoá đến Bình Thuận) và Tây nguyên.

Để có thể đáp ứng cao nhất các nhu cầu nước cho người dân ở vùng hạ du và giải quyết nhu cầu cấp thiết cho sản xuất kinh doanh, EVN đang phối hợp với các địa phương có liên quan đưa ra kế hoạch vận hành nhà máy thủy điện chi tiết theo từng ngày, từng tuần, từng tháng tuỳ thuộc vào lượng nước về và nhu cầu thực tế.

Hiểu được thực trạng này, qua thời gian dài nghiên cứu, phối hợp với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực dự báo khí tượng thủy văn và khảo sát thực tế ở các thủy điện, kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giải pháp công nghệ về thời tiết, WeatherPlus đã đưa ra giải pháp SEHO.

Đây là một giải pháp tổng thể, phối hợp giữa thiết bị quan trắc thông minh để lấy số liệu đầu vào cộng với thông tin dự báo thời tiết cho lưu vực có độ chính xác cao, lập trình các thuật toán xử lý thông tin dữ liệu, cho ra các sản phẩm thông tin đầu ra cung cấp cho Nhà máy phục vụ cho công tác vận hành hồ chứa, đồng thời cung cấp các kênh cảnh báo kịp thời đến các đối tượng theo nhu cầu.

Trong suốt quá trình vận hành hệ thống, WeatherPlus cam kết luôn đồng hành cùng Quý khách hàng, tiếp nhận những thắc mắc hoặc yêu cầu trợ giúp qua trang thông tin SEHO.VN hoặc gọi tới số hotline tư vấn giải pháp 098.906.8886 để được tư vấn và hỗ trợ.