Tổng hợp thông tin các nhà máy thủy điện ở Gia Lai

04/05/2022

👁 2.865

Chia sẻ

Các nhà máy thủy điện ở Gia Lai rất nhiều nhà máy thủy điện, bao gồm các thủy điện lớn, vừa và nhỏ. Bởi vì nơi đây có sông chảy qua các bậc cao nguyên xếp tầng thuận lợi xây dựng các công trình thủy điện. Tại đây có các nhà máy thủy điện lớn như Ialy, Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4 được coi là 4 thủy điện lớn nhất tại Gia Lai.

Các thủy điện điện không chỉ tạo nguồn điện cho hệ thống điện Quốc gia mà còn góp phần điều hoà nguồn nước, cải thiện môi trường và tạo việc làm cho hàng nghìn lao động là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng. Vậy các thủy điện này có gì đặc biệt hãy cùng SEHO theo dõi bài viết dưới đây nha.

Nhà máy thủy điện Ialy

Là công trình được xây dựng trên dòng Krông B’Lah, thuộc địa bàn xã Yaly, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai.

Đây là một trong những công trình thủy điện lớn thứ hai, chỉ đứng sau thủy điện Sông Đà ở nước ta hiện nay. Tổng công suất lắp máy là 720 MW và 4 tổ máy, điện lượng bình quân hàng năm lên tới 3.650 triệu KWh. Được xây dựng vào năm 1993 và khánh thành vào ngày 27 tháng 4 năm 2002. Sau 9 xây dựng với bao nỗ lực của các công nhân, kỹ sư cũng đã hoàn thành.

Đập hồ nước được đặt tại thác thác Yaly, một trong những thác nước lớn nhất ở Việt Nam với độ cao 42 mét. Với công trình cao đồ sộ phong cảnh thiên nhiên nơi đây đã gắn liền do bàn tay con người xây dựng nên công trình thủy điện khổng lồ này.

Thủy điện Ialy có vai trò cung cấp sản xuất điện, thì máy là địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn để thu hút phát triển du lịch trong nước và ngoài nước. Là nguồn cung cấp nước, nguồn lợi thủy sản dồi dào, tạo công việc làm cho bà con vùng thiểu số  cho hai tỉnh Gia Lai, Kon Tum…

Nhà máy thủy điện Sê San 3

Thủy điện Sê San 3 là thủy điện xây dựng nằm trên dòng Krông B’Lah thược vùng đất xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, và xã Ya Ly, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.

Nhà máy được khởi công xây dựng vào tháng 6/2002 và hoàn thành vào tháng 7/2006. Thủy điện Sê San 3 gồm 2 tổ máy hoạt động, có công suất 260 MW sản lượng điện trung bình hàng năm 1,12 tỉ KWh điện. Thủy điện nằm trên phía hạ lưu của thủy điện Ia Ly. Nếu xuôi theo dòng Sê San thì hai công trình thủy điện này chỉ cách nhau khoảng 15 km, nhưng tính theo đường bộ thì khoảng cách đó là 37 km.

Công trình Thủy điện Sê San 3 cung cấp điện cho mạng lưới Quốc gia và phát điện cho người dân nơi đây, từ khi  khởi công xây dựng sẽ giải quyết công ăn việc làm thường xuyên cho hàng chục ngàn lao động trên địa bàn tỉnh Tây Nguyên.

Nhà máy thủy điện Sê San 3A

Thủy điện Sê San 3A: là công trình thủy điện xây dựng nằm trên sông Sê San, thuộc xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum và xã Ia Krai, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.

Thủy điện Sê San 3A khởi công xây dựng vào tháng 4/2003 hoàn thành vào tháng 6/2007. Sau 4 năm xây dụng thủy điện cũng đã hoàn thành, có công suất 108 MW với 3 tổ máy, sản lượng điện bình quân mỗi năm 479 triệu KWh.

Nhà máy Thủy điện Sê San 3A là bậc thang của hệ thống thủy điện trên dòng sông Sê San thuộc xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum và xã IaKhai, huyện IaGrai, tỉnh Gia Lai.

Từ khi đi vào vận hành đến nay, cung cấp cho lưới điện quốc gia gần 500 tr.kWh/năm và đảm bảo việc làm , thu nhập ổn định cho người lao động, hàng năm nộp ngân sách địa phương trên 80 tỷ đồng.

Nhà máy thủy điện Sê San 4

Thủy điện Sê San 4: là công trình thủy điện xây dựng nằm trên sông Sê San, thuộc xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum và xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.

Đây cũng là một trong công trình cuối cùng về phía hạ lưu của hệ thống sông Sê San, là công trình có công suất lớn đứng sau thủy điện IaLy. Với công suất 360 MW với 3 tổ máy, sản lượng điện bình quân mỗi năm là 1042 triệu KWh.

Thủy điện Sê San 4 được khởi công xây dựng vào tháng 11/2004, hoàn thành tháng 3/2010 và  được nghiệm thu tổng thể công trình tháng 12/2012. Năm 2022, nhà máy thủy điện đặt mục tiêu sản lượng điện sản xuất Nhà máy Thủy điện Sê San 4 đạt 1,258 tỷ kWh, nhà máy thủy điện Sê San 4 đạt 72,4 triệu kWh.

Vấn đề các thủy điện cần làm hiện nay?

Với sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu như hiện nay, Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng về thiên tai. Và cũng giống như các thủy điện khác, điều có chức năng vận hành và quản lí theo qui trình đề ra tuân thủ một cách nghiêm túc. Tuy nhiên, các thủy điện không tránh khỏi những phê phán, chỉ trích gây ra lũ lụt gây ảnh hưởng thiệt hại đến của cải vật chất của người dân. Do có nhiều nguyên nhân: vận hành theo kinh nghiệm thủ công, dập khuôn máy móc. Không nắm bắt được các số liệu để hỗ trợ vận hành mực nước, lưu lượng, lượng mưa.Không chủ động nắm bắt được thông tin khi có số liệu mưa bất thường xảy ra.

Nắm bắt được tình hình khó khăn của các thủy điện đang gặp phải. Công ty WeatherPlus đã xây dựng được giải pháp khắc phục những nguyên nhân trên. Đua ra giải pháp SEHO đưa ra cảnh báo khi có diễn biến thất thường và phức tạp khi có mưa lũ. Đảm bảo cung cấp số liệu theo đúng nghị định 38/2016/NĐ-CP, nghị định 114/2018/NĐ-CP và thông tư 47/2017/TT-BTNMT. Khi mùa mưa lũ dự báo lưu lượng về cán bộ vận hành thủy điện được chủ động hạ thấp mực nước đón lũ đảm bảo cắt được lượng lũ lớn nhất vừa đảm bảo an toàn cho hạ du và tăng sản lượng điện sản xuất. Đây là vấn đề đặc biệt quan tâm trong nhiệm vụ phòng lũ của thủy điện.