Đập, hồ chứa nước đảm bảo thi công xây dựng theo Nghị định số 114/2018/NĐ-CP

17/06/2022

👁 133

Chia sẻ

Đập, hồ chứa nước là những công trình không còn xa lạ hiện nay. Tuy nhiên các công trình này tốn kém tiền của nhà nước rất lớn nhà nước. Vì vậy không thể có sự cố trước trong và sau khi xây dựng. Chỉ một sai sót nhỏ gây thiệt hại cực lớn cho dân sinh.

Dưới đây là một số yêu cầu khi thiết kế và thi công các công trình đập, hồ chứa

Nguyên tắc thiết kế, xây dựng các công trình đập, hồ chứa

Trước những sự cố do thi công và xây dựng, các chủ đầu tư đã rút lõi gây thiệt hại nặng nề. Bỏ qua những nguyên tắc trong thiết kế và thi công để chuộc lợi bản thân. Người thiệt vẫn là nhân dân, môi trường và ngân sách quốc gia.

Điều 4 nghị định số 114/2018/NĐ-CP đã ban hành:

  • Bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước là ưu tiên cao nhất trong đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác.
  • Công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa nước phải được thực hiện thường xuyên, liên tục.
  • Chủ sở hữu đập, hồ chứa nước chịu trách nhiệm về an toàn công trình do mình sở hữu.
  • Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước có trách nhiệm quản lý, khai thác, bảo đảm an toàn, phát huy hiệu quả của công trình.

Qui định về yêu cầu thiết kế, thi công xây dựng đập, hồ chứa nước

Theo qui định điều 5 của nghị định, các hồ chứa nước, đập cần phải tuân thủ theo các qui định của pháp luật.
Đầu tiên, các công trình cần phải tuân thủ theo điều 17 của Luật Thủy lợi.
Trong đó, các công trình xây dựng cần phải đảm bảo quy hoạch cùng với đó yếu tố hài hòa giữa các công trình. Giảm thiểu tối đa việc sử dụng nguồn tài nguyên đất, nước. Cùng với đó là đảm bảo an toàn công trình xây dựng được để cao hàng đầu.
Công trình đập, hồ chứa nước cần được thiết kế vị trí đảm bảo an toàn cho công tác vận hành, quản lý và ứng cứu khi xảy ra sự cố.
Quy trình vận hành, đóng mở cửa van cũng phải được phê duyệt trước khi thiết kế. Trong quá trình xây dựng việc mở cửa van xả lũ là vấn đề cực lớn nên hạng mục này được chú trọng và đề cao.
Bố trí các thiết bị quan trắc đảm bảo tiêu chuẩn của nhà nước cùng với đó là có nguồn điện dự phòng khi công trình xảy ra sự cố.
Tiếp theo chính là xây dựng cơ sở dữ liệu của hồ chứa phục vụ công tác tính toán, vận hành và xả lũ tránh sự cố đáng tiếc như thiếu hụt nguồn điện năng, lũ lụt, hạn hán hay công trình bị đe dọa.

Đập, hồ chứa nước nào áp dụng các qui định trên?

Mỗi công trình có những tính năng và công dụng khác nhau. Nên hồ chứa, đập đã được phân ra làm 3 loại: quan trọng ( lớn) , vừa và nhỏ.
Với các công trình quan trọng cần áp dụng thêm hai quy định sau:
  1. Công trình lấy nước có đáy đặt sâu dưới đỉnh đập, có chiều dài và rộng tương thích để kiểm tra và bảo dưỡng công trình.
  2. Xây dựng đường quản lý để ứng cứu đập trong tình huống khẩn cấp. Phải có nhà điều hành phục vu công tác quản lý và khai thác, trực ban phòng chống thiên tai.

Với các công trình vừa và nhỏ chỉ áp dụng khoản 1 điều 5 của nghị định, nhưng khuyến khích áp dụng thêm khoản 2. Các công trình vừa và nhỏ được đánh giá thấp hơn nhưng là nguồn dữ liệu quý để phục vụ công tác quản lý vận hành công trình lớn ở hạ du. Từ các số liệu sẽ dễ dàng tính toán vận hành hồ chứa lớn đảm bảo an toàn cho hạ du, đặc biệt cho các thành phố lớn.

Chủ đầu tư có trách nhiệm nào với các công trình của mình?

Chủ đầu tư công trình luôn có trách nhiệm lớn nhất đảm bảo an toàn hồ chứa cũng như đập. Vì đây là công trình trọng điểm gắn của một khu vực, ảnh hưởng rất lớn tới dân sinh cũng như môi trường của một vùng.

Bên cạnh đó, chủ đầu tư xây dựng cần phải lập phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp, các phương án đều phải được gửi lên các cơ quan có thẩm quyền để được phê duyệt trước.

Tất cả các yêu cầu thiết kế và thi công công trình đập, hồ chứa nước được qui định cụ thể trong điều 5 của NĐ 114/2018/NĐ-CP. Các công trình trọng điểm quốc gia càng phải chú ý đặc biệt và hơn hết hãy lấy chữ an toàn trước trong và sau đặt lên hàng đầu.