Đập Tam Hiệp – Đập thủy điện kỳ vĩ, lớn nhất Thế giới

16/09/2022

👁 3.894

Chia sẻ

Là dự án kỳ vĩ đầy tham vọng của Trung Quốc, đập Tam Hiệp minh chứng cho sức mạnh của con người trước dòng sông Trường Giang bất kham.

Đập Tam Hiệp nằm trên sông Trường Giang – dòng sông thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Đây là con sông dài nhất châu Á và dài thứ 3 Thế giới. Theo tính toán, đập Tam Hiệp có sản lượng điện gấp 11 lần so với đập thuỷ điện Hoover – đập thủy điện lớn nhất nước Mỹ. 

Sau khi đi vào khai thác, đập Tam Hiệp đã đạt khả năng sản xuất lên tới 22,500 MW. Đập cung cấp lượng điện năng cho một khu vực rộng lớn của Trung Quốc như tỉnh Giang Tây, Hà Nam, Hồ Nam, Hồ Bắc, Trùng Khánh và Tứ Xuyên. 

Lịch sử hình thành đập Tam Hiệp

Đập Tam Hiệp ban đầu là ý tưởng của Tôn Trung Sơn. Từ năm 1919 sau khi lãnh đạo cách mạng Tân Hợi thành công, ông đã đề xuất một ý tưởng về một con đập khổng lồ giúp kiểm soát dòng sông dài nhất châu Á: sông Trường Giang để chứng minh sức mạnh mới của Trung Quốc trước toàn thế giới.

dap-tam-hiep

Tuy nhiên, sau rất nhiều khó khăn về chính trị, xã hội, mãi tới năm 1994, đập mới được khởi công xây dựng với số vốn đầu tư khổng lồ lên tới 75 tỷ USD;  Hồ thủy điện Tam Hiệp được xây dựng đã chiếm lĩnh toàn bộ khu vực Tam Hiệp, thuộc thành phố Nghi Xương (Hồ Bắc) và tỉnh Phù Lăng (Trùng Khánh). Hơn 140 thị trấn, 13 thành phố và 1.600 khu định cư (trong đó có các danh thắng lịch sử) đã bị mất khi đập được xây dựng Tam Hiệp. 

Tới năm 2012, dự án đập Tam Hiệp đã cơ bản hoàn thành và đi vào vận hành khi các tuốc-bin chính cuối cùng bắt đầu hoạt động. 

Các thông số kỹ thuật đáng kinh ngạc của đập thủy điện Tam Hiệp

Đập thủy điện Tam Hiệp có chiều dài 2.355m và đỉnh đập cao 185 mét trên mực nước biển. Công trình đã sử dụng 27.2 triệu mét khối bê tông, 463.000 tấn thép; thành đập cao 181 mét so với nền đá.

Mực nước của đập thủy điện Tam Hiệp cao tối đa 175m trên mực nước biển, cao hơn mực nước sông ở hạ nguồn 110m. Vùng hồ chứa của đập có chiều dài trung bình khoảng 660 km và rộng 1.12km, vùng hồ chứa có thể tích 39.3 km3. Tổng diện tích bề mặt nước của đập là 1045 km2. Khi hoàn thành, tổng diện tích đất bị ngập nước của hồ là 632 km2, so với 1350 km2 diện tích bị ngập của Đập Itaipu.

dap-tam-hiep-trung-quoc

Tổng công suất phát điện của đập thủy điện Tam Hiệp lên tới 22.500 MW. Đập có 32 tổ máy phát điện chính với công suất lên tới 700 MW. Ngoài ra, ban quản lý còn có 2 máy phát điện nhỏ hơn (mỗi máy 50MW) để phục vụ riêng cho nhà máy.

Trong trường hợp lý tưởng, tất cả các tổ máy cùng ở trạng thái hoạt động, thủy điện Tam Hiệp có thể tạo ra 6.250 kWh mỗi giây và 540 triệu kWh trong một ngày. Theo đó, sản  lượng điện tích lũy trong một năm của Tam Hiệp có thể lên tới 197,1 tỷ kWh, tương đương với lượng điện tiêu thụ hàng năm của 5,4 triệu hộ gia đình.

3 mục đích chính của thủy điện Tam Hiệp

Đập Tam Hiệp được thiết kế để phục vụ ba mục đích chính 

  • Kiểm soát lũ trên sông Trường Giang.
  • Khai thác lượng điện năng bất tận từ thủy điện. 
  • Cải thiện giao thông vận tải khu vực.

Dù cho có công suất bằng 34 nhà máy phát điện khổng lồ – nơi có chi phí tiêu tốn tới 50 triệu tấn than một năm, tuy nhiên, rất hiếm khi thủy điện Tam Hiệp hoạt động hết công suất. Nguyên nhân tới từ đập Tam Hiệp có mục đích chính là để kiểm soát lũ lụt chứ không phải phát điện. Đập giúp giữ nước trong mùa lũ, bảo vệ hàng triệu ngôi nhà và cuộc sống ở hạ lưu cũng như các thành phố quan trọng nằm liền kề sông như Vũ Hán, Nam Kinh và Thượng Hải. Đồng thời đó, những nhiệm vụ như kiểm soát lũ, tưới tiêu, điều chỉnh lượng nước trên sông,.. cũng đã chiếm dụng lượng lớn nguồn nước ban đầu được sử dụng để phát điện. 

dap-tam-hiep-hung-vi

Tuy nhiên, vì quy mô khổng lồ của mình, đập Tam Hiệp ảnh hưởng lớn tới an toàn và tính mạng của vùng khu vực rộng lớn. Chính vì vậy, các yếu tố an toàn luôn được đề cao tối đa. Thủy điện Tam Hiệp được trang bị các công nghệ hiện đại nhất thế giới để kiểm soát và đo đạc lượng mưa, mực nước theo thời gian thực. Mọi số liệu đều được cập nhật liên tục. 

Từ khi đi vào hoạt động, đập Tam Hiệp trở thành niềm tự hào của người Trung Quốc, giúp giảm thiểu lượng lớn nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất điện năng.  Đập Tam Hiệp bắt đầu có lãi từ năm 2003 khi lô thiết bị phát điện đầu tiên được đưa vào sản xuất. Tính đến năm 2018, thu nhập tích lũy của nhà máy thủy điện Tam Hiệp đã lên tới 44 tỷ USD.

Để cải thiện các quá trình vận hành nhà máy thủy điện trên toàn quốc, xin vui lòng liên hệ Hotline của giải pháp thủy điện SEHO để được tư vấn và hỗ trợ.

Giải pháp Thủy điện SEHO – Cam kết tin cậy!

  • Địa chỉ: Tầng 18, tháp A, tòa nhà Sông Đà, Phạm Hùng, Hà Nội.
  • Hotline: 098.906.8886
  • Website: https://seho.vn