Kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước thực hiện như thế nào?

22/06/2022

👁 241

Chia sẻ

An toàn đập, hồ chứa nước là nhiệm vụ chiến lược được đặt lên hàng đầu của mỗi công trình. Từ thời điểm xây dựng đến khi đưa vào vận hành đều phải kiểm soát chặt chẽ. Với quy định lập quy trình vận hành đến việc kiểm định hằng năm.

Vậy việc kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước được diên ra vào thời điểm nào? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để nắm được các thông tin quan trọng từ Nghị đinh số 114/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành nhé.

Đập, hồ chứa nước là gì?

Đập, hồ chứa nước là công trình nhân tạo từ bàn tay con người. Khai thác nguồn tài nguyên nước mặt, chặn dòng xây dựng nên công trình.

Với đa mục tiêu sản xuất nông nghiệp, cung cấp điện chiếu sáng cùng với đó điều tiết nguồn nước mùa kiệt,… Những công trình đa mục tiêu thường được quản lý chặt chẽ cũng như vận hành đảm bảo sự an toàn tuyệt đối.

Để đạt sự an toàn mỗi công trình luôn có qui trình vận hành riêng, phù hợp vị trí. Vậy công tác kiểm định được diễn ra như thế nào?

Kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước được diễn ra vào thời gian nào?

Đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước là nhiệm vụ chiến lược trong quá trình xây dựng. Ngay từ thời điểm lên ý tưởng xây dựng một công trình, chủ đầu tư phải phác thảo được bản vẽ cũng như tính chất của công trình.

Sau khi lập kế hoạch xây dựng cần bảo vệ trước Bộ để được chấp nhận xây dựng. Sau khi xem xét và phê duyệt, công trình vào bước tiếp theo chặn dòng, xây dựng, đảm bảo an toàn cho hạ du.

Việc lập quy trình vận hành đập, hồ chứa cũng được xây dựng trên thời điểm này. Sau khi duyệt, công trình đưa vào hoạt động theo đúng như đã thiết lập từ trước.

Theo điều 18 của Nghị đinh, công trình sau khi bàn giao đưa vào xây dựng sẽ phải đánh giá lại tính khả thi cũng như tính ổn định của công trình.

Kiểm định đánh giá lần 1

Sau 3 năm từ thời điểm tích nước đến mực nước dâng bình thường sẽ kiểm tra lại quy trình. Hoặc có thể là chu kỳ 5 năm tùy theo mức độ.

Tại thời điểm này, tất cả các quy trình đã xây dựng trước cần được đưa ra soạn thảo lại.

Kiểm định đánh giá các lần sau

Sau 5 năm, mỗi công trình đều phải đánh gia lại các quy trình vận hành và tiến hành sửa đổi. Thời gian gần như cố định trừ các trường hợp bất thường.

Khi gặp sự cố, hay diễn biến khí tượng thủy văn thay đổi làm ảnh hưởng đến công trình, sẽ có những đợi kiểm tra an toàn bất chợt.

Kiểm định đột suất sự an toàn công trình

Kiểm định đột suất là việc không mong muốn của mỗi công trình. Nhưng do tính chất đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước nên công tác kiểm tra được diễn ra dày hơn.

Khi phát hiện sự hư hỏng, xuống cấp xảy ra. Các công trình trình phải tiến hành bảo dưỡng ngay công trình. Tránh trường hợp mất an toàn hồ chứa.

Công trình đã hết tuổi thọ, cần được nâng cấp, bảo dưỡng để kéo dài thời gian sử dụng công trình.

Nội dung thanh tra, kiểm định sự an toàn công trình đập, hồ chứa nước

Các nội dung được kiểm tra trong mỗi đợt để đánh gia vận hành an toàn của công trình:

  1. Kiểm tra, phân tích tài liệu quan trắc đập, hồ chứa nước;
  2. Khảo sát, thăm dò ẩn họa, khuyết tật công trình;
  3. Kiểm tra tình trạng sạt lở, bồi lắng lòng hồ chứa nước;
  4. Kiểm tra khả năng xả lũ của hồ chứa nước theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành, tài liệu khí tượng thuỷ văn và thay đổi về lưu vực đã được cập nhật;
  5. Đánh giá chất lượng và an toàn của đập, hồ chứa nước.

Với 5 nội dung áp dụng cho từng công trình cụ thể dựa trên quy mô và tính năng của đập, hồ chứa.

Các công trình hãy lưu ý các mốc thời gian quan trọng trong công tác kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước. Bên cạnh đó là các nội dung kiểm định đánh giá quy trình vận hành an toàn. Bài viết đã chia sẽ thông tin trong Điều 18 của Nghị định 114/2018/NĐ-CP.