Top 5 nhà máy thủy điện lớn trên dòng Sông Đà

04/05/2022

👁 5.440

Chia sẻ

Sông Đà là con sông dài bắt nguồn từ Trung Quốc chảy về Việt Nam qua tỉnh Lai Châu. Với chiều dài tự nhiên quanh co qua hẻm núi. Cùng nguồn nước dồi dào không vơi đấy là nguồn tài nguyên quý giá của thiên nhiên.

Với địa hình Việt Nam, dòng sông Đà có hướng từ Tây Bắc- Đông Nam. Kết hợp địa hình núi cao lui về biển là đồng bằng, sông Đà có tiềm năng thủy điện rất lớn.

Với chính những thuận lợi, trên dòng sông Đà hùng vĩ có tới 5 công trình thủy điện lớn. Mỗi năm cung cấp khoảng hơn 40% lượng điện năng toàn quốc, hòa vào lưới điện quốc gia giải quyết bài toán thiếu điện trong mùa khô. Đầu tiên ta cần nắm rõ sông Đà là nhánh sông như thế nào chảy qua địa phận nào.

Dòng Đà Giang dữ dội

Sông Đà được biết đến qua văn thơ rất nhiều như: Người lái đò sông Đà,… nhưng chẳng mấy ai biết sông Đà ở đâu cũng như chảy tỉnh nào.

Sông Đà là sông Hồng? Rất nhiều người lầm tưởng nhưng đó chỉ là một phần. Sông Đà là một phụ lưu của dòng sông Hồng. Nhưng lại có tiềm năng lớn hơn rất nhiều so với dòng chính. Vậy sông Đà chảy qua địa phận tỉnh nào cũng như có thuận lợi thế nào để xây dựng thủy điện.

Thung Nai- Sông Đà

Đà Giang dữ dội chảy qua Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình và cuối cùng là Phú Thọ. Hợp dòng sông Thao chảy một chiều ra biển Đông. Nguồn nước dồi dào cùng với độ dốc lớn đặc biệt phù xa thấp nên ngăn dòng tích nước rất phù hợp.

Tại sao Sông Đà thủy điện mọc lên như nấm còn dòng sông Hồng thì không? Đó chính là phù xa, dòng sông có phù xa lớn sẽ khó có thể xây dựng đập thủy điện. Vậy cùng điểm qua các thủy điện lớn trên dòng Đà giang nhé.

Nhà máy thủy điện Hòa Bình – Tỉnh Hòa Bình

Là bậc thang cuối cùng trên dòng sông Đà. Với diện tích lưu lực rộng lớn cùng dung tích hồ khủng, hằng năm Hòa Bình cung ứng hơn 8 tỷ kWh. Hơn 30 năm kinh nghiệm, Hòa Bình luôn chứng tỏ được vị thế vững chắc theo thời gian. Với 8 tổ máy công suất lên tới 1.920 MW.

Nhà máy thủy điện Hòa bình trên sông Đà

Cho đến hiện tại, thủy điện Hòa Bình vẫn luôn top thủy điện lớn nhất Việt Nam. Dự kiến nâng công suất Hòa Bình bằng Sơn La trong thời gian tới. Với cao trình 117m, mực nước chết là 80m hồ Hòa Bình tích 9.45 tỷ m3. Một con số cực lớn nó có thể san phẳng Hà Nội và đồng Bằng Bắc Bộ khi sự cố xảy ra.

Nhà máy thủy điện Sơn La – Tỉnh Sơn La

Ngược lên thượng nguồn, Sơn La chính là thủy điện thứ hai trên dòng chính. Ngay từ ngày đầu khánh thành, Sơn La mở ra kỷ nguyên mới cho ngành điện lực.

Với công suất, hồ chứa, độ cao cùng với công nghệ tiên tiến vượt bậc Sơn La làm nên kỳ tích cho Việt Nam. Với mực nước dâng bình thường lên tới 215m, mực nước chết 175m tạo nên hồ Sơn La với dung tích 9.26 tỷ m3 nước.

Nhà máy thủy điện Sơn La- sông Đà

Bên cạnh đó, với 6 tổ máy công suất 2400 MW mỗi năm Sơn La cung cấp 9.4 tỷ kWh. Một con số kỷ lục chưa từng thủy điện nào làm được.

Với kỹ thuật xây dựng thời bấy giờ chỉ là bê tông đập dâng, Sơn La dùng công nghệ “Bê tông chịu lực” vừa tiết kiệm vật liệu lại có sức chịu lực cao hơn nhiều so với phương pháp chính thống bấy giờ. Đặc biệt hơn, vị trí đặt đập có vị trí chiến lược giữ lại được các thị trấn Mường La đảm bảo an ninh. Giảm chi phí đền bù, tái định cư tiết kiệm được nhiều chi phí.

Với quá trình 7 năm dòng xây dựng, Sơn La đã giải quyết được bài toàn vận hành nguồn nước tự nhiên cho cả miền Bắc. Thay vì lãng phí nguồn tài nguyên, nay vừa có điện vừa giảm lũ cho đồng bằng. Một công trình với nhiều ích lợi. Đi qua Sơn La, tiếp tục là nhà máy Thủy điện Lai Châu. Nhà máy vị trí cao nhất trên dòng thượng nguồn.

Nhà máy thủy điện Lai Châu – Tỉnh Lai Châu

Nhận định được tiềm năng và sự phát triền dòng Đà Giang. Lại một lần nữa khai thác triệt để nguồn nước nhà máy thủy điện Lai Châu đã được hình thành.

Khoảng cách giữa hai nhà máy trên dòng sông Đà đủ giải để hỗ trợ nhau. Vận hành an toàn luôn được đặt ra hàng đầu.

Thủy điện Lai Châu sông Đà xả lũ

Thủy điện Lai Châu thuộc huyện Mường Tè- Lai Châu. Với công suất 1200MW mỗi năm bổ sung cho ngành điện lực 4.67 tỷ kWh. Lai Châu hình thành với ý nghĩa chiến lược cho an ninh khu vực. Cùng với nhiệm vụ phát điện và điều tiết phục vụ sinh hoạt. Đây là 3 nhiệm vụ chính của nhà máy thủy điện Lai Châu.

Ngoài ba thủy điện trên dòng chính sông Đà, phụ lưu Nậm Mu được xây dựng 2 công trình thủy điện quy mô vừa. Thủy điện Huội Quảng và thủy điện Bản Chát. Cùng tìm hiểu thêm về 2 nhà máy này nhé.

Nhà máy thủy điện Huội Quảng – Tỉnh Lai Châu

Với phụ lưu Nậm Mu, Huội Quảng là thủy điện có công suất lớn nhất trên dòng. Với 2 tổ máy công suất lên tới 520 MW, mỗi năm thủy điện Huội Quảng hòa vào mạng lười quốc gia:1.9 tỷ kWh.

Thủy điện Huội Quảng - Nậm Mu- Sông Đà

Xây dựng trên dòng phụ, Huội Quảng đạt cao trình 370m cho mực nước dâng bình thường. Mực nước chết 368m vậy nên chỉ có 2m hữu ích. Dung tích hồ không lớn nhưng đây cũng là một thủy điện quan trọng khi vừa cung cấp điện, vừa cung cấp số liệu thực để vận hành các hồ chứa ở mức thang dưới ( Sơn La, Hòa Bình).

Nhà máy thủy điện Bản Chát – Tỉnh Lai Châu

Nhà máy thủy điện lớn thứ 5 trên dòng sông Đà chính là Bản Chát. Bản Chát được xây dựng trên phụ lưu Nậm Mu của dòng sông Đà.

Nhà máy thủy điện Bản Chát- Nậm Mu SÔng Đà

Là bậc thang trên của nhà máy Huội Quảng. Với 2 tổ máy công suất 220 MW mỗi năm thủy điện Bản Chát- sông Đà cung cấp 1.1 tỷ kWh.

Với nhiệm vụ chính là phát điện hỗ trợ cho Sơn La và Hòa Bình. Bản Chát mang nhiệm vụ tích nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho vùng cùng với đó hỗ trợ điều tiết nước về hai hồ thủy điện lớn.

Vận hành điều tiết an toàn hồ chứa trên dòng sông Đà

Ngoài 5 thủy điện lớn, sông Đà còn hơn 40 công trình thủy lợi khác với coonh suất nhỏ. Xây dựng quá nhiều thủy điện dẫn đến vận hành là bài toán khó. Khô thì không có nước, mưa thì gây ngập úng áp lực lên nhà máy thủy điện. Nhưng có một ưu điểm là nguồn số liệu xác thực và nguồn dữ liệu đầu vào để dễ dàng tính toán cũng như đưa ra phương pháp vận hành an toàn khi có nước về hồ.

Hiện nay, ngoài biện pháp số liệu bậc thang trên gửi về bậc dưới để vận hành thì SEHO cũng là một lựa chọn tối ưu.Với hồ chứa chỉ có biện pháp đo mực nước tính toán lưu lượng về hồ thì thông tin không được kịp thời.

Đó là một bài toán cực khó cho người vận hành nếu chỉ nghe bản tin dự báo thời tiết. SEHO giải quyết vấn đề đầu vào đầu ra và vận hành thông minh. Đây là công trình trí tuệ của con người – kỹ sư Công ty cổ phần Giải pháp thời tiết WeatherPlus. Giải pháp tiết kiệm cùng an toàn cho con người.