Quy trình vận hành hồ chứa nước theo Nghị định số 114/2018/NĐ-CP an toàn – hiệu quả
21/06/2022
Chia sẻ
Hồ chứa nước là công trình trọng điểm quốc gia, phục vụ đa ngành nghề. Với mục tiêu đa lợi ích nên vận hành hồ chứa luôn là bài toán khó khăn cho chủ đầu tư. Những người đứng đầu rất khó có thể đưa ra được một phương án vận hành hợp lý. Chính vì điều đó, vận hành hồ chứa nước đã được thể hiện rõ ràng trong điều 11 của nghị định số 114/2018/NĐ-CP.
Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về quy trình vận hành hồ chứa nước nhé. Nhưng trước tiên hãy xem định nghĩa thế nào là hồ chứa nước.
Hồ chứa nước là gì?
Hồ chứa nước là công trình được xây dựng nhân tạo, dựa trên phương thức đập ngăn dòng chảy. Công trình có nhiệm vụ chính là tích nước sản xuất nông nghiệp, phát điện và điều tiết dòng chảy. Bên cạnh đó, hồ chứa còn có mục đích khác như du lịch, thủy sản,…
Hiện nay có hai loại hồ chứa chính dựa trên mục đích sử dụng của hồ đó chính là phát điện và nông nghiệp.
Vậy vận hành hai kiểu hồ chứa có khác nhau ở điểm nào?
Quy trình vận hành hồ chứa nước
Vận hành hồ chứa nước là việc quan trọng. Sự điều tiết hồ chứa nước ảnh hưởng trực tiếp tới con người, kinh tế – xã hội cùng tự nhiên. Chính vì lý do an ninh quốc phòng, kinh tế xã hội nên vận hành hồ chứa nước cần sự an toàn cực lớn.
Tất cả được quy định trong điều 11 của nghị định số 114/2018/NĐ-CP. Trong này quy định rất rõ tất cả đều phải tuân thủ theo Luật thủy lợi Tài nguyên nước của Bộ Tài Nguyên Môi trường.
Nội dung chính của điều 11 được thể hiện:
Cơ sở pháp lý để lập quy trình, nguyên tắc vận hành công trình.
Quy định quy trình vận hành cửa van (nếu có); quy định cụ thể về vận hành hồ chứa nước trong mùa lũ, mùa kiệt trong trường hợp bình thường và trong trường hợp khẩn cấp.
Quy định chế độ quan trắc, cung cấp thông tin về quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng.
Công tác cảnh báo khi vận hành xả lũ trong trường hợp bình thường và trong tình huống khẩn cấp.
Quy định về dòng chảy tối thiểu (nếu có).
Quy định trách nhiệm và quyền hạn trong việc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa nước.
Quy định về tổ chức thực hiện và trường hợp sửa đổi, bổ sung quy trình vận hành hồ chứa nước.
Lập quy trình vận hành hồ chứa nước trước trong khi khai thác
Trước khi vận đưa hồ chứa vào vận hành, các chủ đầu từ cần xây dựng quy trình vận hành để được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Sau khi phê duyệt, chủ đầu tư cần áp dụng đúng chính sách, quy trình để vận hành. Đối với các công trình đã đưa vào hoạt động, chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn thành quy trình vận hành hồ chứa sau 1 năm.
Định kỳ, theo chu kỳ 5 năm một lần. Các công trình cần đánh giá kiểm tra lại quy trình vận hành hồ chứa còn khả thi và có thể áp dụng vào thời gian tiếp theo không?
Nếu quy trình vẫn đáp ứng được sẽ tiếp tục sử dụng và cũng như đánh giá lại quy trình vào thời gian khác.
Với quy trình đã cũ và xảy ra lỗi, bắt buộc cần phải chỉnh sửa lại quy trình vận hành. Với quy trình mới phải đáp ứng được các cơ quan có thẩm quyền duyệt lại.
Nhìn chung, mỗi công trình hồ chứa nước đều rất quan trọng trong quá trình kiến tạo xây dựng. Quy trình vận hành hồ chứa nước cần được đảm bảo tính an toàn của công trình cũng như dân sinh và môi trường. Chính vì vậy, tất cả đều được quy định trong Luật Thủy lợi cũng như các nghị định thông tư mà Bộ, Ban ngành công bố.