Thủy điện Bản Chát có đập bê tông RCC cao nhất Việt Nam

17/05/2022

👁 637

Chia sẻ

Để hoàn thành thủy điện Bản Chát là một thời gian dài, đập chính bê tông đầm lăn RCC thi công từ ngày 31/10/2009 đến ngày 01/7/2012 hoàn thành. Thể tích bê tông đầm lăn xấp xỉ 1,7 triệu m3 với chiều dài 425m, chiều cao 125m, rộng đáy đập 104m, rộng đỉnh đập 20m. Thủy điện Bản Chát có đập bê tông RCC cao nhất Việt Nam. Thể tích đập lớn thứ hai tại Việt Nam chỉ sau thân đập của Nhà máy thuỷ điện Sơn La.

Vị trí địa lý của thủy điện Bản Chát

Thủy điện Bản Chát được xây dựng trên sông Nậm Mu, nhà máy thuộc địa phận huyện Than Uyên và Tân Uyên của tỉnh Lai Châu. Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 8/1/2006 công trình được khởi công xây dựng. Thủy điện Bản Chát do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư, cùng với các đơn vị thành viên khác như: Tổng Công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng (LICOGI) là tổng thầu xây lắp. Cùng các thành viên khác trong tổ hợp nhà thầu gồm Tổng Công ty LILAMA, Tổng Công ty VINACONEX, Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn,Công ty Việt Bắc – Bộ Quốc phòng.

Thủy điện Bản Chát

Để xây dựng thủy điện Bản Chát, tỉnh Lai Châu đã phải thu hồi 8.231 ha đất, trong đó có 3.406 ha đất nông nghiệp, 4.780 ha đất lâm nghiệp, 45 ha đất ở nông thôn. Di chuyển và sắp xếp khu vực tái định cư cho 3.106 hộ dân. Quá trình thi công xây dựng thủy điện đã gặp rất nhiều khó khăn. Bởi thủy điện Bản Chát có vị trí nằm ở vùng sâu vùng xa, địa hình, khí hậu phức tạp, cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn. Khó khăn là vậy nhưng tập đoàn Điện lực Việt Nam cùng với các nhà thầu, tư vấn, tổng thầu thi công xây dựng, cung cấp, vận chuyển, lắp đặt, thí nghiệm thiết bị đã phối hợp chặt chẽ, tạo nên một sức mạnh tổng hợp để vượt qua, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng thủy điện Bản Chát.

Kết cấu hạ tầng nhà máy thủy điện Bản Chát

Công suất của nhà máy thủy điện Bản Chát 220MW, sản lượng 1,158tỷ kWh/năm. Giai đoạn 1 ngày 10/12/211 chặn dòng sông Nậm Mu và hồ Bản Chát để bắt đầu tích nước.  Giai đoạn 2 bắt đầu từ ngày 8/10/2012 hồ tiếp tục tích nước và cho phép đạt tới mức dâng bình thường. Tổng thời gian xây dựng và hoàn thành mất 7 năm. Trong năm 2013 hai tổ máy số 1 và số 2 là tổ máy cuối cùng đã chính thức hòa vào lưới điện quốc gia.

Thủy điện Bản Chát

LICOGI 166  là đơn vị duy nhất được  được Chủ đầu tư và Tổng thầu LICOGI tlựa chọn đảm nhận thi công thân đập dâng bằng công nghệ bê tông RCC với tổng giá trị trên 1.500 tỷ đồng. Ngoài ra, đơn vị này cũng cung cấp toàn bộ 260.000 tấn tro bay để sản xuất bê tông RCC; đồng thời là đơn vị đảm nhận nhiều hạng mục quan trọng khác của công trình như: Đường dây, trạm biến áp và hệ thống cấp điện công trường; các hạng mục phụ trợ bê tông RCC, hệ thống móng băng tải, bê tông san phẳng và bê tông bù đáy đập, trạm bơm, bể chứa nước và hệ thống cấp nước; . . . .

Thủy điện Bản Chát

Vai trò của thủy điện Bản Chát

Nhiệm vụ chính của thủy điện Bản Chát là cung cấp điện lên hệ thống điện Quốc gia. Sản lượng điện trung bình năm 1,158 tỷ KWh, ( tính gia tăng cho thủy điện Sơn La và thủy điện Hòa Bình).Đồng thời nhà máy thủy điện cũng luôn đảm bảo công tác  phòng chống lũ về mùa mưa, cung cấp nước về mùa khô cho đồng bằng Bắc Bộ, góp phần phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Bắc.

Thủy điện Bản Chát

Thủy điện Bản Chát cũng góp phần cải thiện môi trường tự nhiên và sinh thái cho khu vực sông Nậm Mu. Ngoài ra nhà máy cũng tham gia điều tiết lưu lượng nước cho vùng hạ lưu sông Hồng, cung cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu về mùa khô cho đồng bằng Bắc bộ, hạn chế lũ lụt vào mùa mưa, đưa ra các giải pháp để ứng phó với diễn biến phức tạp của thiên tai. Hiện nay thủy điện Bản Chát đã và đang trở thành một địa điểm du lịch, thu hút khách trong và ngoài tỉnh đến du lịch. Du khách có thể chèo thuyền vãn cảnh, câu cá trên lòng hồ thủy điện hoặc có thể đến tham quan nhà máy. Thủy điện Bản Chát đã và đang trở thành một điểm du lịch thú vị, góp phần tăng trưởng kinh tế của vùng.

Yêu cầu đối với nhà máy thủy điện

Một số nhà máy đã và đang làm rất tốt nhiệm vụ đảm bảo an toàn hồ chứa, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Thông tư, Nghị định đưa ra, sẵn sàng có các giải pháp ứng phó thiên tai, lũ lụt. Bên cạnh đó vẫn có không ít nhà máy chưa đạt yêu cầu, có thể bị xử phạt nặng nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn đã đề ra. Trước diễn biến khó lường của thiên tai, khí hậu các nhà máy thủy điện phải có các giải pháp an toàn và tối ưu kinh tế, nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản.

Trước thực trạng đó, giải pháp Seho của công ty Weatherplus ra đời đồng hành cùng các nhà máy giải quyết các khó khăn vướng mắc. Các nhà máy sẽ được hỗ trợ vân hành an toàn tối ưu sử dụng các thông tin thu thập thực tế từ thủy điện. Từ đó hồ chứa thủy điện được mô phỏng trong giải pháp kết hợp với nguồn dữ liệu khí tượng thủy văn tại các trạm đo được lắp đặt trực tiếp trên lưu vực thủy điện. Thông tin tin sẽ được truyền về hệ thống máy chủ, số liệu được xử lý của các chuyên gia về thủy văn, thời tiết. Dữ liệu được thể hiện trên Website Seho.vn giúp cán bộ vận hành thủy điện có thể nắm được giá trị lưu lượng nước về hồ, lượng mưa trên lưu vực hồ chứa… từ đó đưa ra quyết định vận hành an toàn, hiệu quả nhất, đáp ứng được các quy chuẩn của các Thông tư, nghị định.

Đảm bảo an toàn vận hành thủy điện là nhiệm vụ quan trọng của các nhà máy thủy điện. Hãy trang bị những giải pháp an toàn, tối ưu để bảo toàn tài sản, tính mạng con người, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.