Thủy điện Đồng Nai 2 góp phần giải quyết bài toán thiếu hụt điện năng

19/04/2022

👁 1.247

Chia sẻ

Nhà máy thủy điện Đồng Nai 2 đã và đang làm tốt nhiệm vụ chính là khai thác thủy năng để phát điện, hòa vào lưới điện quốc gia, giảm thiểu tình trạng thiếu điện. Nhà máy thủy điện Đồng Nai 2 còn góp phần điều tiết nước cho hạ lưu, hạ thấp mực nước lũ.

Vị trí địa lý thủy điện Đồng Nai 2

Thủy điện Đồng Nai 2 được xây dựng trên sông Đa Dâng, thượng nguồn sông Đồng Nai. Nhà máy thủy điện Đồng Nai 2 có vị trí tại xã Tân Thượng huyện Di Linh và Tân Thanh huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Đây là công trình thủy điện do tư nhân làm chủ đầu tư, cụ thể là Công ty Cổ phần Trung Nam, một đơn vị trực thuộc Trung Nam Group.

Thủy điện Đồng Nai 2

Thủy điện Đồng Nai 2 được xây dựng trên bạc thang thứ 3 trong quy hoạch bậc thang thủy điện trên sông Đồng Nai. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quy hoạch VI). Nhà máy có thiết kế 2 tổ máy với công suất 70MW. Khi đưa vào vận hành, mỗi năm thủy điện Đồng Nai 2 cung cấp cho ngành điện Quốc gia 263,8 triệu KWh, góp phần giải quyết bài toán thiếu hụt điện năng của cả nước và góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh Lâm Đồng.

Quá trình xây dựng thủy điện Đồng Nai 2

Thủy điện Đồng Nai 2 được khởi công xây dựng vào cuối năm 2007, khánh thành vào ngày 16//05/2015. Để hoàn thành công trình thủy điện theo thời gian dự kiến là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các thành viên trong ban nhà thầu, trong việc lãnh đạo, xử lý sát sao trong công việc. Ngoài ra để hoàn thành công trình còn có công sức lao động không mệt mỏi, bất kể ngày đêm trên công trường trực tiếp của những công nhân, cán bộ giám sát, thi công.

Nhà máy thủy điện Đồng Nai 2

Những con số ấn tượng trong quá trình xây dựng Đồng Nai như: 700.00m3 đập bê tông RCC đã được hoàn thành trong vòng 2 năm, cụ thể là năm 2011 đến 2013; đập đất đá có khối lượng 1,1 triệu m3 đất thi công trong vòng 3 năm; thiết kế nhà máy với khối lượng 42.000m3 bê tông cốt thép thi công trong 2 năm; 20,000m3 bê tông cốt thép để xây dựng cửa lấy nước đã được hoàn thành trong 2 năm;  đập tràn được xây dựng bằng 45.000m3 bê tông hoàn thành trong 3 năm.

Hồ chứa nước của đập thủy điện Đồng Nai 2 có diện tích lưu vực 3.793 km², dung tích hồ chứa 281 triệu m3, mực nước dâng bình thường 680 m, mực nước chết 665 m. Tổng mức đầu tư dự án thủy điện Đồng Nai hơn 3.000 tỷ đồng với tổng khối lượng thiết bị cơ điện là 1.700 tấn, cơ khí thủy công là 2.600 tấn. Năm 2017, thủy điện Đồng Nai 2 đã đạt Giải thưởng về Công trình Chất lượng cao.

Vai trò của thủy điện Đồng Nai 2

Nhiệm vụ chính của thủy điện Đồng Nai 2 là khai thác thủy năng để phát điện hòa vào lưới điện quốc gia. Ngoài ra công trình còn phải kết hợp với các nhiệm vụ khác, gồm điều tiết nước cho hạ lưu, hạ thấp mực nước vào mùa lũ, giúp cải thiện môi trường tự nhiên, tái tạo môi trường sinh thái cho khu vực. Thủy điện Đồng Nai 2 còn tạo điều kiện cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, tạo việc làm và đóng góp vào nguồn thu ngân sách của địa phương.

Thủy điện Đồng Nai 2

Lãnh đạo Công ty thủy điện Đồng Nai 2 rất chú trọng những vấn đề phát triển và vì cộng đồng. Công ty thường xuyên tổ chức những hoạt động quan tâm đến đời sống của người dân trên địa bàn. Tạo điều kiện hỗ trợ người dân sinh sống và đánh bắt thủy hải sản nơi lòng hồ thủy điện. Đồng thời phát triển những tiềm năng khác của vùng như du lịch cộng đồng.

Thủy điện Đồng Nai 2 ứng dụng giải pháp SEHO vận hành thủy điện

Hiện nay nhà máy thủy điện Đồng Nai 2 đã ứng dụng thành công giải pháp SEHO vào quản lý và vận hành thủy điện. Đây là giải pháp được nghiên cứu và phát triển bởi Công ty CP Giải pháp Thời tiết Weatherplus. Công ty Weatherplus đã có một thời gian dài nghiên cứu, kết hợp cùng với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực dự báo thời tiết, thủy văn cùng với việc khảo sát thực tế ở các thủy điện và kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giải pháp công nghệ về thời tiết để phát triển sản phẩm Seho.

Thủy điện Đồng Nai 2

Việc thủy điện Đồng Nai 2 ứng dụng giải pháp Seho sẽ giúp nhà máy chủ động nắm bắt được thông tin khi có số liệu mưa bất thường, hoặc có sự cố do các yếu tố khách quan gây ra. Quá đó giảm thiểu được các rủi ro, thiệt hại về người và tài sản khi có thiên tai xảy ra. Việc lắp đặt giải pháp Seho cũng giúp nhà máy đảm bảo công tác quan trắc, dự báo, cảnh báo, cung cấp số liệu theo đúng nghị định 38/2016/NĐ-CP, nghị định 114/2018/NĐ-CP và thông tư 47/2017/TT-BTNMT.

Yêu cầu chung đối với các nhà máy thủy điện

Vận hành tận dụng tối đa nguồn nước tạo hiệu quả kinh tế cao nhất cho mỗi thủy điện đang là một vấn đề cấp thiết. Hiện nay do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu nguồn nước ngọt đang càng ngày càng trở lên khan hiếm nhất là trong mùa cao điểm mùa khô.

Thực tế các thủy điện vẫn có lượng nước xả thừa gây lãng phí, giảm hiệu quả kinh tế cho thủy điện. Ngoài ra cần phải có những giải pháp nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại do hiểm họa thiên nhiên gây ra. Chúng ta đã chứng kiến rất nhiều sự cố nghiêm trọng gây thiệt hại về người và tài sản như: Sự cố thủy điện Sông Bung 2, vụ sập hầm thủy điện Đa Dâng – Đa Chomo (Lâm Đồng), vỡ đê bao kỹ thuật đập thủy điện Vĩnh Hà ( Lào Cai),… Cần có những giải pháp để giảm thiểu các hiểm họa nghiêm trọng nêu trên. Các nhà máy phải đáp ứng đúng nghị định 38/2016/NĐ-CP, nghị định 114/2018/NĐ-CP và thông tư 47/2017/TT-BTNMT trong vận hành thủy điện.

Giải pháp SEHO hỗ trợ vận hành an toàn tối ưu cho thủy điện sử dụng các thông tin thu thập thực tế từ thủy điện, dữ liệu sẽ được cập nhật rõ ràng trên website Seho.vn giúp cán bộ vận hành thủy điện có thể nắm được giá trị lưu lượng nước về hồ, lượng mưa trên lưu vực hồ chứa… từ đó đưa ra quyết định vận hành an toàn, hiệu quả nhất. Seho sẽ là sự lựa chọn tối ưu trong quản lý và vận hành dành cho các nhà máy thủy điện đang hoạt động.