Thủy điện Hủa Na góp phần thúc đẩy kinh tế tỉnh Nghệ An

14/04/2022

👁 707

Chia sẻ

Thủy điện Hủa Na trong quá trình vận hành sản xuất nhà máy đã làm rất tốt các vai trò. Đóng góp hàng nghìn tỷ đồng vào ngân sách nhà nước, đồng thời nhà máy luôn chú trọng vấn đề an sinh xã hội vì cộng đồng. Góp phần thay đổi diện mạo vùng miền núi Quế Phong, một huyện đặc biệt khó khăn.

Thủy điện Hủa Na là một trong những dự án trọng điểm khu vực miền Trung, có đường hầm dẫn nước dài nhất trong lịch sử các dự án Thủy điện Việt Nam. Vai trò của nhà máy là góp phần giải quyết tình trạng thiếu điện, tạo điều kiện phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An và các tỉnh khu vực lân cận.

Thủy điện Hủa Na ở đâu?

Thủy điện Hủa Na là công trình thủy điện được xây dựng trên sông Chu, phía thượng nguồn sông Cửa Đạt, thuộc xã Đồng Văn huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An. Nhà máy Hủa Na có vị trí địa lý nằm trong vùng trung lưu sông Chu, là bậc thang trên của công trình thủy lợi, thủy điện vì vậy việc thi công xây dựng gặp rất nhiều khó khăn. Công trình do công ty cổ phần Thủy điện Hủa Na làm chủ đầu tư, tổng kinh phí lên đến gần 7000 tỷ đồng.

Vị trí thủy điện Hủa Na

Giới thiệu về thủy điện Hủa Na

Dự án thủy điện Hủa Na được khởi công xây dựng ngày 28/3/2008. Tổng thời gian hoàn thành công trình là 5 năm. Để hướng tới mục tiêu phát điện theo đúng cam kết thời gian của chủ đầu tư, toàn bộ đội ngũ công nhân viên và các nhà thầu đều được sắp xếp biên chế theo tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả tối đa.

Hồ chứa của thủy điện rộng 5.345 km2, kết cấu nhà máy gồm 2 tổ máy với công suất hoạt động 180MW. Thủy điện Hủa Na là một trong những công trình dự trọng điểm khu vực miền Trung. Đường hầm dẫn nước dài nhất trong lịch sử các dự án Thủy điện Việt Nam lên tới 3.812,9 mét, đường kính 7,5 mét. Đập chính của thủy điện Hủa Na có chiều dài 366,9m. Bề rộng đập đỉnh là 8m,cao trình đỉnh +244,7m. Đập được thiết kế với vật liệu là bê tông đầm lăn, đập trọng lực.

Hồ thủy điện Hủa Na

Tập đoàn công nghiệp Quang Trung là nhà thầu chính và duy nhất chế tạo toàn bộ thiết bị nâng hạ cho cả dự án nhà máy Thủy điện Hủa Na. Do địa chất phức tạp, điều kiện thi công khó khăn, đường hầm phải xử lý gia cố đến hàng trăm m3, ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ công trình dẫn đến có thể chậm trễ thời gian hoàn thành. Để các hạng mục thi công theo đúng thời gian đã đặt ra, chủ đầu tư huy động các nhà thầu đặc biệt là nhà thầu Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung đẩy nhanh thời gian chế tạo, khẩn trương thi công.

Thủy điện Hủa Na

Vào 19h30 ngày 01/02/2013, tổ máy 1 nhà máy thủy điện Hủa Na đã chính thức phát điện. Tổ máy số 2 cũng được phát điện vào quý I năm 2013, đảm bảo đúng tiến độ thi công và chính thức hòa vào mạng lưới điện quốc gia. Công trình thủy điện đã được hoàn thành vào ngày 17/7/2013.

Vai trò của thủy điện Hủa Na

Hàng năm nhà máy thủy điện Hủa Na sản xuất khoảng 650,0106kWh góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh bán điện khoảng 600 tỷ đồng, nộp ngân sách tỉnh trung bình hàng năm khoảng 150 tỷ đồng. Tính đến ngày 31/12/2021, Thủy điện Hủa Na đã đóng góp cho ngân sách tỉnh Nghệ An khoảng 1.112,36 tỷ đồng tính tới thời điểm ngày 31/12/2021. Thủy điện Hủa Na đã đóng góp ngân sách nhà nước hàng nghìn tỷ đồng, góp phần phục vụ người dân, nâng cao phúc lợi xã hội. Hàng năm Công ty đã đóng góp vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Nghệ An trung bình khoảng hơn 20 tỷ đồng. Điều này đã góp phần nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, giúp người dân tăng thêm thu nhập.

Đập thủy điện Hủa Na

Không chỉ thúc đẩy kinh tế phát triển, thủy điện Hủa Na còn có vai trò quan trọng trong việc điều tiết chống lũ cho vùng hạ du vào mùa mưa. Ngoài ra cũng cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu cho vùng dạ du để đảm bảo đời sống cho người dân. Nhà máy thủy điện Hủa Na cũng đã phối hợp với chính quyền địa phương để giải tỏa mặt bằng, bồi thường và di dời người dân đến khu tái định cư mới. Các điểm tái định cư của dự án thủy điện Hủa Na đã được xây dựng đồng bộ hệ thống điện, đường, trường, trạm… phục vụ nhu cầu thiết yếu cho người dân. Giúp người dân sản xuất, canh tác và phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Nuôi cá trên hồ thủy điện Hủa Na

Trong những năm qua công ty thủy điện Hủa Na đã luôn quan tâm đến vấn đề an sinh, xã hội cho người dân trên địa bàn huyện. Các hoạt động vì cộng đồng đã diễn ra thường niên như: Tổ chức Tết cho đồng bào tại 13 điểm tái định cư, đóng góp quỹ xây dựng trường học, thăm hỏi và tặng quà cho hộ dân còn khó khăn,… Ngoài ra công ty thủy điện Hủa Na còn tạo điều kiện, hỗ trợ cho người dân mở rộng mô hình nuôi cá lồng bè trên lòng hồ thủy điện, góp phần đổi mới cuộc sống người dân nơi đây.

Yêu cầu đối với nhà máy thủy điện

Vận hành tận dụng tối đa nguồn nước tạo hiệu quả kinh tế cao nhất cho mỗi thủy điện cũng đang là một vấn đề quan trọng. Các nhà máy thủy điện phải đáp ứng được các giải pháp an toàn và tối ưu kinh tế, đảm bảo các Thông tư, Nghị định mới nhất của nhà nước. Tuy nhiên trong quá trình vận hành các nhà máy đã và đang gặp phải nhiều khó khăn như: Hạ tầng quan trắc khí tượng thủy văn của các thủy điện không có hoặc mỏng; Thông tin để hỗ trợ vận hành không có hoặc không có nhiều; Việc vận hành theo kinh nghiệm, thủ công,… Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố gây nên khó khăn trong quản lý và vận hành nhà máy.

Hiểu được những khó khăn mà các nhà máy thủy điện đang gặp phải, giải pháp SEHO của công ty thời tiết Weatherplus ra đời. Để có  được giải pháp thủy điện tuyệt vời mang tên SEHO là cả một thời gian dài nghiên cứu, kết hợp cùng với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực dự báo thời tiết, thủy văn. Cùng với việc khảo sát thực tế ở các thủy điện và kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giải pháp công nghệ về thời tiết. SEHO sẽ hỗ trợ các vấn đề các nhà máy đang gặp phải, đồng thời việc áp dụng giải pháp này sẽ đáp ứng được đầy đủ các quy chuẩn Thông tư, Nghị định đưa ra.

Quản lý và vận hành nhà máy thủy điện một cách tối ưu và đưa ra giải pháp an toàn, kinh tế không chỉ là trách nhiệm của nhà máy Hủa Na, mà còn là trách nhiệm của tất cả các nhà máy thủy điện đang vận hành trên cả nước. Giải pháp SEHO sẽ luôn đồng hành cùng các nhà máy để giải quyết khó khăn, hỗ trợ vận hành góp phần phát triển kinh tế, xã hội.