Thủy điện Sê San 4 thúc đẩy kinh tế 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai

18/04/2022

👁 751

Chia sẻ

Thủy điện Sê San 4 đã và đang làm rất tốt các nhiệm vụ khác nhau như: sản xuất điện năng, cung cấp nguồn nước sản xuất, sinh hoạt, phòng chống lũ lụt vào mùa mưa,… Thủy điện Sê San 4 cũng đã tận dụng tốt những lợi thế của vị trí địa lý để phát triển du lịch, tạo kế sinh nhai cho người dân, góp phần thúc đẩy kinh tế 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai ngày càng phát triển.

Thủy điện Sê San 4 ở đâu?

Công trình thủy điện Sê San 4 được xây dựng trên dòng sông năng lượng mang tên sông Sê San. Dòng sông này một phụ lưu chính của sông MeKong, bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Linh phía Bắc tỉnh Kon Tum, chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Việc đầu tư xây dựng thủy điện trên sông Sê San mang lại kết quả tốt bởi điều kiện tự nhiên và thủy văn nơi đây. Những đặc điểm về địa hình như: Độ cao trung bình của lưu vực là 740m, sông Sê San có địa hình dốc trung bình là 14% tuy nhiên dọc theo sông có một số vị trí dốc, hẹp tạo thành thác, đây là điều kiện để xây dựng các đập thủy điện.

Thủy điện Sê San 4

Mùa mưa tại lưu vực sông bắt đầu tháng 7 đến tháng 11, mưa nhiều nhất vào tháng 9, tháng 10. Lượng mưa trung bình xấp xỉ đạt 1.000-2.200 mm/năm trong đó lượng mưa nhiều nhất trên lãnh thổ Việt Nam. Phía thượng nguồn, mô – đun lưu lượng khoảng đo được là 35l/s.km2, tổng lượng dòng chảy hàng năm tại biên giới là 13,1 tỷ m3 đây chính là những điều kiện thuận lợi thủy văn đem lại để xây dựng thủy điện.

Những yếu tố trên đã thúc đẩy việc  xây dựng các nhà máy thủy điện trên sông Sê San, trong đó  có thủy điện Sê San 4. Công trình có vị trí tại vùng đất xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum và xã La O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, Việt Nam. Đây là công trình thủy điện lớn thứ 2 sau thủy điện Ialy được xây dựng cùng trên sông Sê San.

Thời gian xây dựng và thiết kế thủy điện Sê San 4

Thủy điện Sê San 4 được đánh giá là một trong những công trình trọng điểm quốc gia vì vậy rất được chú trọng đầu tư. Công trình được khởi công xây dựng vào tháng 11/2004 trên sông Sê San thuộc 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Ngày 28/09/2009 tổ máy số 1 chính thức hòa lưới quốc gia. Không lâu sau đó ngày 08/12/2009 tổ máy số 2 cũng chính thức đưa vào vận hành. Năm 20/03/2010 tổ máy số 3 cũng được phát điện và hòa lưới quốc gia.

Thủy điện Sê San 4

Thủy điện Sê San 4 có tổng công suất 360MW, gồm 3 tổ máy. Sản lượng điện sản xuất hàng năm khoảng 1042 triệu KWh. Số vốn đầu tư xây dựng thủy điện là 5.545,95 tỷ đồng. Các nhà thầu xây dựng thủy điện Sê San 4 là: Tổng Công ty Cơ điện Xây dựng Nông nghiệp và Thủy lợi, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội, Tổng Công ty Sông Đà, Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam và Tổng Công ty Xây dựng Công nghiệp và Tổng Công ty Điện lực Việt Nam là chủ đầu tư.

Chiều rộng đỉnh đập thủy điện là 10m, chiều dào đập theo đỉnh là 850m, chiều cao đập lớn nhất là 74,13m. Dung tích của hồ chứa nước Sê San 4 là 893,106m2. Mực nước dâng trung bình tại hồ là 36m. Loại đập được xây dựng là đập bê tông thi công theo nghệ đầm lăn. Thời gian xây dựng thủy điện Sê San 4 là 5 năm, đúng với thời gian dự kiến đưa ra.

Vai trò của thủy điện Sê San 4

Thủy điện Sê San 4 đã và đang góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, cải thiện và ổn định hệ thống điện. Phòng chống lũ lụt vào mùa mưa và tăng lưu lượng xả về hạ du vào mùa kiệt, cụ thể là dòng chảy tối thiểu về hạ du. Thủy điện Sê San 4 cũng góp phần tạo nguồn thu ngân sách cao và ổn định để phát triển kinh tế địa phương.

Ngoài ra công ty thủy điện Sê San 4 đã phối hợp bảo vệ và phát triển môi trường rừng một cách bền vững. Bằng việc đóng góp ngân sách vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng được, hoạt động được thực hiện từ năm 2011. Hàng năm công ty tham gia đóng góp vào quỹ của hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum, cùng hàng trăm tỷ đồng mục đích giúp cho các tổ chức cá nhân sở hữu rừng khoanh nuôi, chăm sóc, phục hồi và tái tạo rừng… Mục đích của hoạt động này là hướng đến việc nâng cao tỉ lệ che phủ rừng, từ đó duy trì được lưu lượng nước tự nhiên về hồ một cách bền vững, lâu dài.

Lòng hồ thủy điện Sê San

Công ty thủy điện Sê San rất chú trọng vấn đề cộng đồng như hỗ trợ và tạo điều kiện cho người dân đánh bắt thủy sản tự nhiên từ lòng hồ, đồng thời khuyến khích người dân nuôi trồng thủy hải sản trên lòng hồ. Nhằm phát huy tối đa tiềm năng của hồ thủy điện Sê San 4, hiện nay nơi này đã trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn du khách. Khung cảnh bình yên, non nước hữu tình cùng với vẻ đẹp giản dị của làng chài trên hồ khiến du khách vô cùng thích thú.

Yêu cầu đối với các nhà máy thủy điện

Vận hành và quản lý thủy điện an toàn và hiệu quả kinh tế là yêu cầu chung hiện nay đối với tất cả các nhà máy. Một số nhà máy đang chưa đảm bảo được công tác quan trắc, dự báo, cảnh báo, cung cấp số liệu theo đúng nghị định 38/2016/NĐ-CP, nghị định 114/2018/NĐ-CP và thông tư 47/2017/TT-BTNMT. Điều này có thể khiến các nhà máy này có thể bị phạt nếu không nhanh chóng đáp  ứng được các quy định. Nguyên nhân chưa đáp ứng được yêu cầu có thể do hạ tầng quan trắc khí tượng thủy văn của các thủy điện không có hoặc mỏng; Thông tin để hỗ trợ vận hành không có hoặc không có nhiều; vận hành thủ công,… Những nguyên nhân này có thể là tiền đề gây ra những rủi ro đáng tiếc của ngành thủy điện.

Thấu hiểu được những khó khăn các nhà máy đang gặp phải, đồng thời đã có nhiều năm nghiên cứu kết hợp cùng các chuyên gia đầu ngành về dự báo thời tiết và thủy văn, công ty Weatherplus đã xây dựng giải pháp SEHO đồng hành cùng các nhà máy thủy điện. Giải pháp SEHO sẽ hỗ trợ thông tin phục vụ vận hành an toàn và hiệu quả cho các nhà máy thủy điện. Các số liệu được xử lý của các chuyên gia về thủy văn, thời tiết và được thể hiện trên Website Seho.vn giúp cán bộ vận hành thủy điện có thể nắm được giá trị lưu lượng nước về hồ, lượng mưa trên lưu vực hồ chứa… từ đó đưa ra quyết định vận hành an toàn, hiệu quả tối ưu nhất.

Nâng cao các giải pháp an toàn tối đa trong vận hành, quản lý nhằm đảm bảo đời sống của người dân, đồng thời phát triển kinh tế ngành thủy điện là trách nhiệm của tất cả các nhà máy thủy điện đang vận hành. Áp dụng giải pháp Seho sẽ giúp nhà máy thủy điện đáp ứng được các tiêu chuẩn trong Thông tư, Nghị định. Hiện tại đã có một số nhà máy thủy điện trong nước ta áp dụng giải pháp Seho. Công ty Weatherplus đã và đang tích cực phối hợp cùng các nhà máy để vận hành giải pháp Seho hiệu quả nhất.