Thủy điện Trung Sơn ứng dụng công nghệ trong vận hành thủy điện

19/04/2022

👁 738

Chia sẻ

Thủy điện Trung Sơn là một trong những dự án đa mục tiêu, có nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng Thế giới (WB). Thủy điện Trung Sơn được xây dựng trên phương thức bền vững về xã hội và thân thiện với môi trường, góp phần chống biến đổi khí hậu bằng cách giảm khí CO2.

Thủy điện Trung Sơn ở đâu?

Thủy điện Trung Sơn có vị trí ở Tây Bắc nước ta, được xây dựng trên thượng nguồn dòng sông Mã, thuộc đất xã Trung Sơn huyện Quan Hóa tỉnh Thanh Hóa. Công trình cách tỉnh Thanh Hóa khoảng 195 km về phía Tây – Bắc. Lòng hồ thủy điện thuộc địa phận huyện Mộc Châu (Sơn La) và 2 huyện Mường Lát, Quan Hóa (Thanh Hóa). Điểm cuối của hồ chứa cách biên giới Việt – Lào khoảng 9,5 km.

Thủy điện Trung Sơn nhìn từ trên cao

Những điều kiện thuận lợi của dòng sông Mã như đặc điểm về địa hình: Chiều dài sông 512km, trải qua lãnh thổ hai nước Việt Nam, Lào, trong đó nước ta là 410km. Lưu vực của sông rộng 28.400 km², phần ở Việt Nam rộng 17.600 km², cao trung bình 762 m, độ dốc trung bình 17,6%. Đây là các điều kiện về địa hình để xây đựng đập thủy lợi. Những yếu tố trên đã thúc đẩy việc xây dựng hệ thống thủy điện trên sông Mã, trong đó có thủy điện Trung Sơn.

Quá trình xây dựng thủy điện Trung Sơn

Thủy điện Trung Sơn Thanh Hóa được khởi công xây dựng vào tháng 12 năm 2012. Đến tháng 6 năm 2017 công trình đã được hoàn thành. Ngày 1/12/2013, Dự án Thủy điện Trung Sơn đã chính thức được ngăn dòng đợt 1. Tháng 12/2006 bắt đầu tích nước, đến ngày 15/2/2017 tổ máy số 1 chính thức phát điện, hòa vào lưới điện quốc gia.

Đập thủy điện Trung Sơn

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã thành lập và giao nhiệm vụ làm Chủ đầu tư dự án xây dựng thủy điện Trung Sơn tại Quyết định số 106/QĐ-EVN ngày 17/3/2011, cho Công ty TNHH MTV thủy điện Trung Sơn (TSHPCo.) Đây là công trình do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, với nguồn vốn vay là 330 triệu USD. Ngoài ra còn nhiều nguồn vốn khác để xây dựng nhà máy Trung Sơn, tổng số vốn xấp xỉ 7,8 nghìn tỷ đồng.

Thiết kế thủy điện Trung Sơn

Nhà máy điện Trung Sơn có công suất lắp đặt 260MW, gồm 4 tổ máy sản lượng điện hàng năm ước đạt khoảng 1.018,61 triệu kWh, đóng góp một phần vào lưới điện quốc gia. Thủy điện Trung Sơn đã áp dụng nhiều tiêu chuẩn của quốc tế theo yêu cầu của WB đối với các công trình thủy điện được tài trợ. Công trình được thiết kế thêm một số hạng mục để tăng mức độ an toàn, như: Đập tràn sự cố (còn gọi là đập cầu trì) bảo vệ đập và nhà máy trong trường hợp lũ lớn có thể xảy ra. Đồng thời góp phần tăng trữ lượng nước hồ chứa, tối ưu khả năng hoạt động của các cửa tháo nước.

Thủy điện Trung Sơn

Hệ thống cửa xả tự động thông minh của thủy điện Trung Sơn bao gồm các bộ phận ghép nối, khi có lũ đột xuất, cửa đập sẽ tuần tự mở ra theo mức nước tràn.Giải pháp này có nhiều điểm ưu việt như: Lắp đặt nhanh, tiết kiệm, chi phí bảo trì thấp. Đặc biệt áp dụng công nghệ này sẽ giúp bảo vệ môi trường, vì không tiêu tốn dạng năng lượng nào khác ngoài lực tự nhiên của nước, không phát thải. Ngoài ra thủy điện Trung cũng đã lắp đặt cống xả cát, giúp bảo vệ đập trong trường hợp cát bồi lắng nhiều. Dự án thủy điện Trung Sơn được xây dựng giúp giảm khoảng 1 triệu tấn CO2/năm so với các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch có công suất tương đương.

Chiều dài đỉnh đập thủy điện Trung Sơn là 513m, chiều rộng đỉnh đập  8m, chiều cao đập là 84,5m. Nhà máy điện có thiết kế gồm 4 turbin Francis 65MW, được thiết kế với cột nước phát điện lớn nhất 72,02 m. Dung tích toàn bộ hồ  chứa thủy điện là 348,5 m3, diện tích mặt hồ với  mực nước dân bình thường là 13,13km2. Mực nước chết của hồ chứa là 150m. Thủy điện  Trung Sơn còn có vai trò quan trọng trong việc phòng chống lũ vào mùa mưa ở hạ du, với dung tích phòng lũ thường xuyên là 112m3. Đường dây tải điện của nhà máy là 220kV, kéo  dài 65km, nối với hệ thống lưới điện quốc gia.

Vai trò của thủy điện Trung Sơn

Thủy điện Trung Sơn có vai trò quan trọng trong việc đóng góp bảo đảm an ninh năng lượng điện quốc gia, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện năng ngày càng cao của người dân. Ngoài ra thủy điện Trung Sơn đã và đang làm rất tốt nhiệm vụ phòng chống giảm thiểu thiệt hại lũ lụt, cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân vùng hạ du. Công ty thủy điện Trung Sơn cũng đã phối hợp cùng chính quyền địa phương, cùng người dân khai thác triệt để tiềm năng của hồ thủy điện như việc nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản, phát triển du lịch cộng đồng,…

Thủy điện Trung Sơn Thanh Hóa

Sau khi giải tỏa mặt bằng để xây dựng nhà máy, Công ty thủy điện Trung Sơn đã làm rất tốt vấn đề tái định cư. Chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư được diễn ra công khai, minh bạch, lắng nghe ý kiến của người dân qua đó giải quyết các vấn đề kịp thời. Ngoài ra công tác tạo sinh kế và các vấn đề dân sinh của các hộ dân tại địa bàn cũng được Công ty thủy điện Trung Sơn chú trọng. Các dự án hỗ trợ người dân như: Cung cấp cây trồng, vật nuôi, hướng dẫn trồng trọt,… cũng đã được công ty triển khai thực hiện, qua đó đời sống người dân được nâng cao.

Thủy điện Trung Sơn ứng dụng giải pháp SEHO vận hành thủy điện

Hiện nay thủy điện Trung Sơn đã áp dụng thành công giải pháp SEHO vào vận hành và quản lý thủy điện. Hệ thống do công ty WeatherPlus phát triển, hỗ trợ vân hành an toàn tối ưu cho thủy điện. Hiện tại thủy điện Trung Sơn và công ty WeatherPlus đã và đang phối hợp cùng vận hành giải pháp SEHO.

Thủy điện Trung Sơn

Giải pháp SEHO sử dụng các thông tin thu thập thực tế từ thủy điện. Từ đó hồ chứa thủy điện được mô phỏng trong giải pháp, kết hợp với nguồn dữ liệu khí tượng thủy văn từ các trạm đo được lắp đặt trực tiếp trên lưu vực thủy điện. Thông tin sẽ được truyền đến hệ thống máy chủ, số liệu được xử lý của các chuyên gia về thủy văn. Thông tin và thời tiết và được thể hiện trên Website giúp cán bộ vận hành thủy điện có thể nắm được giá trị lưu lượng nước về hồ, lượng mưa trên lưu vực hồ chứa… Dựa trên những dữ liệu được cung cấp đưa ra quyết định vận hành an toàn, tối ưu nhất.

Nhà máy thủy điện Trung Sơn đã trang bị, lắp đặt hệ thống quan trắc tự động đo lưu lượng nước đến hồ, tính toán lưu lượng xả lũ sẽ tính toán cắt, giảm và làm chậm lũ cho hạ du, qua đó bảo đảm vận hành hồ chứa an toàn, hiệu quả.

Yêu cầu chung đối với tất cả các nhà máy thủy điện

Vận hành thủy điện an toàn và hiệu quả không chỉ là trách nhiệm của nhà máy thủy điện Trung Sơn, mà còn là trách nhiệm chung của tất cả các nhà máy thủy điện đang vận hành. Nghị định 38/2016/NĐ-CP, nghị định 114/2018/NĐ-CP và thông tư 47/2017/TT-BTNMT được đưa ra yêu cầu các nhà máy thủy điện phải đảm bảo theo quy định. Để không bị xử phạt và xảy ra các tai nạn đáng tiếc trong quá  trình vận hành, các nhà máy thủy điện nên chủ động cập nhật. Áp dụng giải pháp sẽ giúp nhà máy thủy điện đáp ứng được các tiêu chuẩn trong Thông tư, Nghị định. Công ty Weatherplus sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ các nhà máy thủy điện cùng vận hành giải pháp SEHO.