Top 3 thủy điện ở Huế có công suất lớn vừa phát điện vừa cắt lũ cho vùng hạ du

27/05/2022

👁 1.213

Chia sẻ

Các thủy điện thủy điện ở Huế không chỉ đáp ứng các nhu cầu phụ tải trong khu vực, góp phần quan trọng vào an ninh năng lượng quốc gia mà còn đảm bảo cắt lũ cho vùng hạ du, giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực do thiên tai gây ra.

Thủy điện A Lưới có công suất 170MW

Ban đầu thủy điện A Lưới được gọi với tên là thủy điện A Sáp do Công ty cổ phần Thủy điện Miền Trung làm chủ đầu tư. Đây là công trình thủy điện thuộc địa phận xã Hồng Thái và xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới được xây dựng với hồ nước ở thượng nguồn dòng sông A Sáp (đây là một phụ lưu cấp 2 của sông Mekong), chuyển nước về nhà máy điện xả nước ra sông Bồ, tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tính đến thời điểm hiện tại, đây là công trình thủy điện lớn nhất tại đây.

Công trình được khởi công xây dựng vào tháng 6/2007 và hoàn thành vào tháng 6/2012 với công suất 170MW, gồm 2 tổ máy, sản lượng điện hàng năm đạt 690 triệu KWh. Điện năng phát ra từ nhà máy được truyền tải bằng đường dây 220kV hai mạch về trạm biến áp 220kV Huế – Đông Hà. Với 72 vị trí cột, tuyến đường dây từ nhà máy về điểm đấu nối dài gần 29km và hầu hết đi qua vùng rừng núi làm cho điều kiện thi công cô cùng khó khăn.

Điểm đặc biệt của công trình này là các công trình chính ở cách nhau khá xa. Đường hầm và đường ống dẫn nước áp lực dài gần 12km được thiết kế lòng bằng lõi thép, bên ngoài là lớp bê tông dẫn nước vào nhà máy thuỷ điện tại xã Hồng Hạ. Độ chênh lệnh của đường ống dẫn nước rất lớn, cửa lấy nước của đường ống có độ cao khoảng 400m so với vị trí cuối đường ống.

Đập chính tạo hồ thuỷ điện A Lưới có diện tích lưu vực 331 km², dung tích hồ chứa đạt 60,2 triệu m³ ở trên dòng sông A Sáp tại xã Nhâm và Hồng Thái. Nước sau khi ra khỏi nhà máy sẽ đổ vào thượng nguồn sông Bồ bên bờ trái. Việc dẫn nước về sông Bồ làm tăng lưu vực hiệu dụng và lượng nước đưa về thủy điện Hương Điền.

 Thủy điện A Lưới có công suất 170MW, gồm 2 tổ máy (ảnh sưu tầm 

Xem thêm: Giải pháp SEHO tiếp tục được 3 thủy điện tại Lâm Đồng tin tưởng áp dụng, giúp đáp ứng đúng yêu cầu của Thông tư 17/2021/TT-BTNMT

Thủy điện Hương Điền có công suất 81MW

Thủy điện Hương Điền, trước còn có tên gọi là Thủy điện Cổ Bi, là thủy điện xây dựng trên sông Bồ tại phường Hương Vân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế có công suất 81MW với 3 tổ máy. Công trình cách thành phố Huế khoảng 17km về phía tây theo đường chim bay.

Công trình được khởi công xây dựng vào ngày 15/5/2005 và bắt đầu tích nước ngày 27/12/2009. Đã phát điện tổ máy số 1 vào ngày 10/10/2010, phát điện tổ máy số 2 vào ngày 10/11/2010 và phát điện tổ máy số 3 vào ngày 21/10/2013.

Đập chính có độ cao là 61,5m, đập xả tràn có độ cao là 42,75m. Với diện tích lưu vực là 707 km², bao gồm thêm lưu vực của thủy điện A Lưới ở thượng nguồn sông A Sáp chuyển nước sang, hồ chứa của thủy điện Hương Điền có mực nước dâng bình thường +58m, diện tích mặt hồ bình thường 33,87 km² và dung tích chính đạt 820 triệu m³ nước.

Thủy điện Hương Điền có công suất 81MW với 3 tổ máy (ảnh sưu tầm)

Thủy điện ở Huế – thủy điện Bình Điền có công suất 48MW

Ngày 29/01/2005, thủy điện Bình Điền được khởi công xây dựng. Ngày 01/08/2008, đưa vào tích nước và hoàn thành vào tháng 04/2009. Ngày 20/05/2009, công trình chính thức đưa vào vận hành và hòa lưới điện quốc gia. Công trình này được xây dựng trên sông Hữu Trạch – một nhánh của sông Hương, xã Bình Điền, thị xã Hương Trà – cách thành phố Huế khoảng 23km theo hướng Tây Nam.

Với tổng mức đầu tư là 879 tỷ đồng (năm 2005), đây là công trình thủy điện cấp II với công suất lắp máy là 48MW, điện lượng trung bình hàng năm đạt 179,884 triệu kWh/năm.

Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ đạt 423 triệu m3. Công trình đầu mối là hồ chứa nước tại địa phận xã Bình Điền. Đập chính của thủy điện Bình Điền là đập bằng bê tông đầm lăn. Chiều dài đập theo đỉnh 331,6 m; chiều cao đập lớn nhất 83,5m. Lưu lượng lớn nhất qua nhà máy đạt 72m3/s. Mực nước hạ lưu khi xả lũ thiết kế đạt 26,41m.

Thủy điện Bình Điền là công trình thủy điện cấp II với công suất lắp máy 48MW (ảnh sưu tầm)

Vai trò của các thủy điện ở Huế

Các thủy điện ở Huế đã đóng góp không nhỏ vào hệ thống điện lưới quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, phục vụ quá trình phát triển kinh tế – xã hội, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện năng cho sản xuất, sinh hoạt của người dân khu vực miền Trung nói riêng và cả nước nói chung.

Các nhà máy thủy điện ở Huế khi đi vào hoạt động đã góp phần làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tăng nguồn thu ngân sách hàng năm của tỉnh này, đồng thời tạo điều kiện giải quyết công ăn, việc làm cho hàng trăm lao động ở địa phương.

Hồ chứa của các hồ thủy điện ở Huế không chỉ cung cấp nước để phát điện mà còn cấp nước tưới tiêu cho hàng nghìn ha đất nông nghiệp và đất sản xuất, cấp nước sinh hoạt cho người dân.

Do đặc điểm thời tiết và điều kiện địa hình trũng của tỉnh này, hàng năm lũ lụt đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông và sản xuất nông nghiệp của người dân nơi đây. Gây nên tình trạng ngập úng cho thành phố Huế, các công trình văn hóa cố đô Huế và đe dọa trực tiếp đến tính mạng, tài sản của nhân dân vùng ven biển. Các hồ chứa thủy điện ở Huế đã góp phần vô cùng quan trọng vào công tác phòng chống lũ cho thành phố Huế, giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực do thiên tai gây ra.

Không chỉ vậy, các thủy điện ở Huế kể trên cũng đã góp phần xây dựng cảnh quan, môi trường để tỉnh này phát triển du lịch, dịch vụ. Lòng hồ rộng lớn của các công trình không chỉ tận dụng để phát triển ngành nuôi trồng đánh bắt thủy sản và phát triển du lịch mà còn tạo “lá phổi xanh” cho các địa phương, giúp điều hòa khí hậu cho khu vực.

Các công trình thủy điện đã góp phần cắt lũ cho vùng hạ du (ảnh sưu tầm)

Các nhà máy thủy điện cần đáp ứng yêu cầu pháp lý về quan trắc khí tượng thủy văn

Theo yêu cầu của Thông tư 17/2021/TT-BTNMT, Nghị định 48/2020/NĐ-CP và Nghị định 114/2018/NĐ-CP, các nhà máy thủy điện cần vận hành công trình hiệu quả, an toàn cho công trình và vùng hạ du. Đồng thời cần nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào công tác kiểm tra, quan trắc đập; quan trắc khí tượng thủy văn, tính toán quá trình lũ và xả lũ, đảm bảo đời sống của người dân…

Thấu hiểu được những khó khăn mà các nhà máy thủy điện đang gặp phải, với nhiều năm nghiên cứu kết hợp cùng các chuyên gia đầu ngành về dự báo thời tiết và thủy văn, WeatherPlus đã xây dựng giải pháp SEHO đồng hành cùng các nhà máy thủy điện. Đặc biệt, giải pháp này giúp các thủy điện đáp ứng yêu cầu pháp lý về quan trắc khí tượng thủy văn tại Thông tư và Nghị định trên.

Chi tiết về giải pháp SEHO, vui lòng xem thêm tại website SEHO.VN hoặc gọi tới số hotline 0989.068.886 để được tư vấn và hỗ trợ.

Xem thêm: Thêm 2 công trình thủy điện, thủy lợi lắp đặt giải pháp SEHO của WeatherPlus