Hành trình SEHO

Lợi nhuận cả năm 2021 của Thủy điện miền Trung bứt phá ngoạn mục vào quý 4, đạt 223 tỷ đồng

Năm 2021, Thủy điện miền Trung đã gặp rất nhiều khó khăn, vừa khắc phục sự cố đường hầm nhà máy thủy điện A Lưới vừa thực hiện mục tiêu phát triển kinh doanh. Tuy trong quý 1/2021, kết quả kinh doanh ghi nhận lỗ và quý 2, 3 chỉ vừa đủ đề bù đắp con số lỗ cho quý 1 nhưng tổng kết năm 2021, thủy điện miền Trung vẫn lãi 239 tỷ đồng – dựa vào sự tăng trưởng ấn tượng trong quý 4.

Thủy điện miền Trung vượt qua nhiều khó khăn của năm 2021

Năm 2021, Thủy điện miền Trung đã gặp rất nhiều khó khăn, vừa khắc phục sự cố đường hầm nhà máy thủy điện A Lưới vừa thực hiện hiệu quả mục tiêu kép “Phòng, chống dịch an toàn và hoàn thành kế hoạch SXKD năm 2021”.

Trong báo cáo tài chính quý 4/2021 được công bố, chỉ tính riêng quý 4 doanh thu thuần của đơn vị này đạt 417 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ. Trước đó kết quả kinh doanh quý 1/2021 ghi nhận lỗ 63 tỷ đồng. Số lãi quý 2 và quý 3 chỉ vừa đủ để bù đắp cho con số lỗ này trong quý 1 và có dương khoảng 15 tỷ đồng. Điều này dẫn đến lợi nhuận quý 4 vừa qua đã “gánh” lãi cho cả năm, đạt 239 tỷ đồng, vượt 33,3% chỉ tiêu lợi nhuận đề ra.

Thủy điện miền Trung, tên đầy đủ là Công ty cổ phần thủy điện miền Trung (EVNCHP) được thành lập ngày 30/11/2004 (ảnh sưu tầm)

Cụ thể, nhà máy thủy điện A Lưới chỉ phát điện được 7,5 tháng và Nhà máy Điện mặt trời Cư Jút vận hành bị điều tiết cắt giảm công suất lên đến 8,6 triệu kWh/năm. Những điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thủy điện miền Trung.

Nhà máy Cư Jút vận hành ổn định với sản lượng điện thương phẩm là 79,13 triệu kWh, đạt 88% kế hoạch năm. Doanh thu cũng đạt 88% kế hoạch năm, tương đương 172,17 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 30% kế hoạch năm, là 7,6 tỷ đồng.

Tuy vậy, kết quả kinh doanh cả năm 2021 của Thủy điện miền Trung đã có sự bứt phá ngoạn mục. Tổng sản lượng sản xuất đạt 642/600 triệu kWh, đạt 107% kế hoạch năm. Tổng doanh thu là  791/738 tỷ đồng, đạt 107% kế hoạch năm. Tổng lợi nhuận sau thuế là 242/179 tỷ đồng, đạt 135% kế hoạch năm 2021.

Ngày 15/04/2022 tại Đà Nẵng, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thủy điện miền Trung (EVNCHP) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 (ảnh sưu tầm)

Nhìn lại 18 năm thành lập & phát triển của Thủy điện miền Trung

Thủy điện miền Trung, tên đầy đủ là Công ty cổ phần thủy điện miền Trung (EVNCHP) được thành lập ngày 30/11/2004 với vốn điều lệ ban đầu là 500 tỷ đồng.

EVNCHP được thành lập trên cơ sở Hợp đồng liên danh giữa 4 đơn vị, gồm: Công ty Điện lực 2 (nay là TCT Điện lực Miền Nam, góp 30% vốn điều lệ), Công ty Điện lực 3 (hiện nay là TCT Điện lực Miền Trung, góp 30% vốn điều lệ), Công ty Điện lực Hà Nội (hiện nay là TCT Điện lực Thành phố Hà Nội, góp 20% vốn điều lệ) và Công ty Xây lắp Điện 1 (góp 20% vốn điều lệ).

Hiện nay, thủy điện miền Trung đang có 3 cổ đông lớn _nắm giữ >66% số vốn của công ty, gồm: Tổng công ty Điện lực Miền Nam, Tổng công ty Điện lực Miền Trung và Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh.

EVNCHP được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận ĐKKD số 0400477830 ngày 13/12/2004. Năm 2005, công ty đã được chính phủ cho phép đầu tư dự án nhà máy thủy điện A Lưới có công suất 170MW, tổng mức đầu tư dự án là 3.234 tỷ đồng.

Ngày 30/6/2007, Thủy điện Miền Trung chính thức khởi công xây dựng công trình thủy điện A Lưới tại huyện miền núi A Lưới, tỉnh TT. Huế.

Công ty thủy điện miền Trung đã chính thức tham gia thị trường phát điện cạnh tranh từ 15/04/2013. Đây cũng là năm đầu tiên đơn vị này kinh doanh có lãi khi tỷ lệ chi trả cổ tức cho cổ đông năm 2013 đạt mức 8% và được tăng dần qua các năm.

Năm 2017 cũng là thời điểm quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của Công ty này khi hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh 135% với doanh thu hơn 877 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đã tăng 186% so với kế hoạch, đạt 432 tỷ đồng. 26% (16% bằng tiền mặt và 10% bằng cổ phiếu) là mức chi trả cổ tức cao nhất trong các năm.

Hiện nay, các ngành nghề kinh doanh chính của Thủy điện miền Trung bao gồm:

Một là, sản xuất truyền tải phân phối điện – bao gồm đầu tư xây dựng các dự án thủy điện và sản xuất kinh doanh điện.

Hai là, thầu xây lắp các công trình thủy lợi, thủy điện, công trình đường dây, trạm biến thế điện, xây dựng công trình giao thông và nạo vét lòng hồ.

Ba là, hoạt động tư vấn quản lý – bao gồm tư vấn xây dựng các công trình thủy điện; tư vấn quản lý dự án các công trình thủy điện; tư vấn giám sát công trình thủy điện có quy mô đến 300MW và tư vấn giám sát thi công các công trình nhà máy điện năng lượng tái tạo.

Bốn là, xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, trong đó có đào tạo nghề sửa chữa, vận hành nhà máy thủy điện, trạm biến áp.

Sau 18 năm xây dựng và phát triển, các mặt hoạt động, kinh doanh của Thủy điện miền Trung đã đi vào ổn định và đạt hiệu quả cao, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và khu vực miền Trung-Tây Nguyên cũng như cả nước nói chung.

2 chi nhánh của Thủy điện miền Trung

Nhà máy Thủy điện A Lưới với các công trình chính cách xa nhau

Nhà máy thủy điện A Lưới trên sông A Sáp, nằm trong địa phận huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế (ảnh sưu tầm)

Hiện nay, Công ty cổ phần thủy điện miền Trung có 2 Chi nhánh là Nhà máy Thủy điện A Lưới và Nhà máy Điện mặt trời Cư Jút.

Nhà máy thủy điện A Lưới trên sông A Sáp nằm trong địa phận huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố Huế 70km theo Quốc lộ 49 về hướng Tây. Thủy điện A Lưới được khởi công xây dựng vào ngày 30/6/2007. Trải qua 5 năm xây dựng, vào ngày 20/5/2012 tổ máy số 1 của Nhà máy thủy điện A Lưới đã chính thức hòa lưới điện quốc gia và đến ngày 12/6/2012, tổ máy số 2 cũng chính thức hòa lưới điện. Tên ban đầu của công trình này là thủy điện A Sáp.

Thủy điện A Lưới có công suất 170MW với 2 tổ máy, sản lượng điện hàng năm là khoảng 690 triệu KWh.

Thủy điện A Lưới có điểm đặc biệt là các công trình chính ở cách nhau khá xa. Đập chính tạo hồ thuỷ điện ở trên dòng sông A Sáp tại xã Nhâm và Hồng Thái. Hồ thuỷ điện A Lưới có diện tích lưu vực 331 km², dung tích hồ 60,2 triệu m³. Kênh dẫn nước xuất phát từ phía đuôi hồ A Lưới với cửa lấy nước sát phía tây đường Hồ Chí Minh tại xã Phú Vinh. Đường hầm và đường ống áp lực dài gần 12km dẫn nước vào nhà máy thuỷ điện tại xã Hồng Hạ. Nước sau khi ra khỏi nhà máy sẽ đổ vào thượng nguồn sông Bồ bên bờ trái. Việc dẫn nước về sông Bồ làm tăng lưu vực hiệu dụng và lượng nước đưa về thủy điện Hương Điền.

Nhà máy điện mặt trời Cư Jút – hướng phát triển xanh bền vững  

Dự án Nhà máy điện mặt trời Cư Jút do Công ty CP Thủy điện miền Trung (EVNCHP) làm chủ đầu tư (ảnh sưu tầm)

Nhà máy điện mặt trời Cư Jút nhìn từ trên cao (ảnh sưu tầm)

Trong năm 2018, Công ty thủy điện miền Trung đã tiếp tục hoàn thiện các thủ tục pháp lý để bắt đầu triển khai đầu tư xây dựng Dự án Điện mặt trời Cư Jút tại tỉnh Đắk Nông.

Nhà máy này có công suất là 50MWac, được xây dựng trên diện tích đất khoảng 62ha tại thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.

Ngày 20/4/2019, Nhà máy Điện mặt trời Cư Jút đã chính thức phát điện thương mại COD, sớm hơn 2 tháng so với kế hoạch.

Bài viết liên quan
Hành trình SEHO

Thêm 5 thủy điện lắp đặt thành công Giải pháp SEHO trong tháng 11/2022

Trong tháng 11/2022, thêm 5 nhà máy bao gồm thủy điện Nước Xáng, Đắk Re 2, Đăk…
Xem thêm
Hành trình SEHO

Lắp đặt giải pháp SEHO cho 4 nhà máy thủy điện trong tháng 10/2022

Trong tháng 10/2022, 4 nhà máy thủy điện đã triển khai ứng dụng giải pháp SEHO…
Xem thêm
Hành trình SEHO

Thêm 4 nhà máy thủy điện sử dụng giải pháp SEHO trong tháng 9/2022

Trong tháng 9/2012, Công ty Weatherplus đã tiếp tục triển khai lắp đặt thành công…
Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *