4 Nguyên tắc trong quản lý an toàn đập và hồ chứa nước

14/06/2022

👁 578

Chia sẻ

Chính phủ đã ban hành Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định về quản lý an toàn hồ đập chứa nước. Trong đó có các nguyên tắc về việc quản lý đối với nhà máy thủy điện.

Quản lý an toàn đập, hồ chứa là vấn đề rất được quan tâm trong các hội nghị. Nhưng những quy định nào có thể làm bản lề, thước đo đúng sai thì không nhiều người biết. Biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng rất lớn tới con người và các công trình thủy lợi. Vậy quản lý an toàn đập và hồ chứa nước như thế nào để an toàn. Hãy cùng tìm hiểu một số khái niệm cũng như nguyên tắc quản lý an toàn hồ chứa, đập thủy điện sau đây.

Một số khái niệm quản lý an toàn đập, hồ chứa nước và biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là vấn đề khó lường mà các nhà khoa học thường chỉ chạy theo để đưa ra dự báo. Những ảnh hưởng khí hậu ta đã thấy quá rõ như mưa lớn, bão mạnh, hạn hạn,… Vậy ” Biến đổi khí hậu” là gì ?

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu do tác động chủ yếu của con người làm thay đổi các thành phần của khí quyển trái đất. Hệ quả của nó chính là bão lũ, mưa lớn, động đất, băng tan,…

Mưa lũ do ảnh hưởng biến đổi khí hậu

Hiện tượng bắt nguồn từ con người rồi trả con người hứng chịu. Cũng như biến đổi khí hậu, đập hồ chứa tạo ra con người nhận được gì?

Đập ngăn dòng tích nước thành hồ chứa nước phục vụ sản xuất kinh tế, điện đường trường trạm đều phát triển. Nhưng xây dựng quá mức chắc chắn gây những hệ lụy.

Phạm vi cả nước có gần 7.000 hồ chứa và đập dâng thủy lợi và chỉ có hơn 500 thủy điện đưa vào vận hành. Trong đó dung tích hơn 0.2 triệu m3 thì chỉ hơn 2.300 hồ thủy lợi. Đúng là xây dựng là rất tốt nhưng quản lý vận hành là một bài toán cực khó.

Nguyên tắc Quản lý an toàn đập, hồ chứa nước như thế nào?

Theo điều 4 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/09/2018 của Chính phủ về Quản lý an toàn đập, hồ chứa nước quy định.

  • Thứ nhất: bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước là ưu tiên cao nhất trong đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.
  • Thứ hai: Công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa nước phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ đập, h chứa nước.
  • Thứ ba: Chủ sở hữu đập, hồ chứa nước chịu trách nhiệm về an toàn đập, hồ chứa nước do mình sở hữu.
  • Thứ tư: Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước có trách nhiệm quản lý, khai thác, bảo đảm an toàn, phát huy hiệu quả của công trình.

Bên cạnh đó, Bộ công thương cũng gửi thông tư hướng dẫn về việc quan trắc, cảnh báo an toàn đập hồ chứa. Các công trình thủy điện lớn cần phải đầy đủ các công trình quan trắc, hệ thống giám sát vận hành, cảnh báo,…

Đập và hồ chứa nào áp dụng theo Nghị định số 114/2018/NĐ-CP

Theo như nghị định hướng dẫn, các công trình đập có chiều cao từ 5m hoặc hồ chứa có dung tích từ 50.000m3 trở lên đều phải thực hiện theo nghị định.

Thống kê con số các công trình có hơn 7.000 các công trình đủ điều kiện. Con số không hề nhỏ nhưng trong đó vận hành phát điện chỉ khoảng 500 công trình. Các công trình thủy điện, thủy lợi nhỏ đã và đang hoạt động gây nhiều nhức nhối từ công tác vận hành đến gây ảnh hưởng dân sinh. Nhưng do sự hiện ngang hoạt động trái phép dẫn đến hệ lụy hạ du.

Chính vì đó, Nghị định đưa ra đã và đang gây lo lắng với các công trình quan trắc mỏng không đáp ứng được các kỹ thuật mà Chính phủ ban hành.

Mức phạt cho Đập và hồ chứa nước không tuân thủ Nghị định số 114/2018/NĐ-CP

Tùy vào mức độ của mỗi công trình gây ảnh hưởng đến môi trường dân sinh. Chính phủ đã ban hành các mức độ phạt cho các công trình từ nhẹ nhất là Cảnh cáo, nặng là đình chỉ hoạt động. Tất cả đều được ban hành theo Nghị định số 36/2020/NĐ-CP về Qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoảng sản.

Theo điều 4 của Nghị đinh có tất cả 5 mức phạt nếu vi phạm.

Thứ nhất: Cảnh cáo với các trường hợp vi phạm lần đầu với các công trình có dấu hiệu vi phạm nhưng chưa gây thiệt hại hoặc thiếu các công trình đảm bảo quan trắc.

Thứ hai: Phạt tiền với số tiền lên tới gần 1 tỷ đồng.

Thứ ba: Tước quyền khai thác trong thời hạn từ 1 đến 2 năm.

Thứ tư: Đình chỉ công trình trong vòng 1 – 12 tháng.

Thứ năm: Nặng nhất đó chính là tịch thu tất cả công trình, máy móc, tang vật cùng với tước quyền tất cả các hoạt động khai thác nguồn tài nguyên nước.

Chính vì vây, Quản lý an toàn Đập và hồ chứa nước chính là công việc được đặt lên hàng đầu. An toàn dân sinh, an toàn môi trường cùng sự phát triển đất nước từ ngành mang lại như điện, đường, trường, trạm hay chỉ là sản xuất công nông nghiệp từ nguồn tài nguyên nước thiên nhiên mang lại.