Nội dung Quy hoạch điện VIII và khuyến kích tư nhân tham gia
24/10/2022
Chia sẻ
Vào tháng 10/2019, Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã phê duyệt Quy hoạch điện VIII. Đây là bước đi quan trọng giúp định hướng phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Quy hoạch điện VIII đã nêu rõ, trong thời gian 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam sẽ tập trung phát triển nguồn điện, lưới điện truyền tải ở cấp điện áp từ 220kV trở lên. Trong đó các công trình liên kết lưới điện quốc gia nước láng giềng sẽ được chú trọng.
Thông tin về Quy hoạch điện VIII
Quy hoạch điện VIII sẽ được xây dựng với 3 tập, 18 chương bao gồm
- Hiện trạng điện lực quốc gia.
- Kết quả thực hiện Quy hoạch điện VII.
- Tổng quan tình hình kinh tế – xã hội.
- Các tiêu chí và thông số đầu vào cho lập quy hoạch, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả.
- Dự báo nhu cầu tiêu thụ, năng lượng sơ cấp, năng lượng tái tạo.
- Chương trình phát triển nguồn điện, lưới điện, liên kết lưới điện khu vực.
- Định hướng phát triển điện nông thôn, điều độ.
- Thông tin hệ thống điện, đầu tư phát triển nguồn điện quốc gia.
- Cơ chế bảo vệ môi trường, nhu cầu sử dụng đất và giải pháp thực hiện.
Nhà nước chỉ rõ, Điện lực Việt Nam cần đi trước một bước để đáp ứng nhu cầu cung ứng điện dân sinh cũng như phục vụ cho phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng. Điện lực cần đảm bảo là thành phần nòng cốt giúp phát triển kinh tế. Chính vì vậy, các quy hoạch sẽ có tính mở rộng. Trong giai đoạn 2021 -2030, các nguồn điện lớn, quan trọng cấp quốc gia, danh mục lưới điện truyền tải quan trọng ở cấp điện áp từ 220kV trở lên sẽ nhận được sự ưu tiên đầu tư hàng đầu.
Ngoài ra, các đơn vị cần có những phân tích, dự báo về nhu cầu tiêu thụ điện cho cả giai đoạn. Các phương án phát triển nguồn, lưới điện cần được đề ra rõ ràng. Từ đó, đưa ra các dự án có tính khả thi cao, đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, có đánh giá tác động môi trường.
Vai trò của Quy hoạch điện VIII đối với Điện lực Việt Nam
Quy hoạch điện VIII được phê duyệt đã đem lại hướng đi và mục tiêu rõ ràng cho điện lực Việt Nam. Các công tác nghiên cứu, khảo sát từ đó sẽ phải đảm bảo nguyên tắc phát triển cân đối giữa các vùng, miền, các nguồn và phụ tải. Các nguồn điện năng lượng tái tạo sẽ được ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra, các nghiên cứu cần đặt ra các phương án phát triển lưới điện thông minh, hiện đại, liên kết với các quốc gia láng giềng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Qua Quy hoạch điện VIII, nhà nước còn khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển thị trường điện. Các dự án thích hợp với biến đổi khí hậu, có tính bền vững và phù hợp với chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh sẽ được ưu tiên.
Theo dự kiến, thời gian xây dựng Quy hoạch điện VIII là 12 tháng kể từ khi phê duyệt. Với chi phí sử dụng trích từ nguồn vốn đầu tư công của Bộ Công thương, Quy hoạch điện VIII sẽ được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi phê duyệt, Quy hoạch điện VIII đã được giao Bộ Công thương làm đầu mối triển khai xây dựng.