Quy định hình thức giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước

23/06/2022

👁 318

Chia sẻ

Thông tư 17/2021/TT-BTNMT đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành quy định về hình thức giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Có 3 hình thức quy định giám sát các đơn vị khai thác tài nguyên nước cần phải đảm bảo đầy đủ.

Các công trình thực hiện giám sát khai thác, sử dụng nguồn nước

Thực hiện giám sát chung khi khai thác tài nguyên nước đối với các công trình của các đơn vị tổ chức doanh nghiệp hoặc cá nhân. Những công trình sẽ áp dụng hình thức giám sát khi khai thác sau:

  • Công trình xây dựng hồ chứa khai thác nước mặt để phát điện với công suất lắp máy trên 50 kW. Công trình bao gồm cả hồ chứa thủy lợi kết hợp với phát điện.
  • Công trình thiết kế hồ chứa khai thác nước mặt có quy mô trên 0,1 m3/giây đối với trường hợp cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Áp dụng trên 100 m3/ngày đêm đối với trường hợp cấp nước cho các mục đích khác.
  • Các công trình cống, trạm bơm và các công trình khai thác nước mặt khác với quy định tại khoản 1 và khoản 2.  Các công trình có quy mô trên 0,1 m3/giây đối với trường hợp cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Các trường hợp cấp nước cho các mục đích khác là trên 100 m3/ngày đêm.

Thông tin thêm đối với hồ chứa sản xuất nông nghiệp: Tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư 17/2021/TT-BTNMT cũng đã quy định rõ, thông số giám sát hoạt động khai thác tài nguyên nước đối với công trình hồ chứa để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản gồm: Lưu lượng xả duy trì dòng chảy tối thiểu (nếu có); Lưu lượng khai thác; Lưu lượng xả qua tràn; Mực nước hồ; Chất lượng nước trong quá trình khai thác (nếu có). Vì vậy tùy thuộc vào các thông số trên mà hình thức giám sát của công trình này sẽ khác nhau. Có thể là hình thức giám sát tự động, trực tuyến hoặc giám sát định kỳ.

Hình thức giám sát khai thác tài nguyên nước

Việc giám sát khai thác nguồn tài nguyên nước được áp dụng thông qua 3 hình thức sau đây:

Thứ nhất, hoạt động giám sát tự động, trực tuyến: Theo dõi số liệu đo đạc, quan trắc tự động, liên tục được kết nối và truyền trực tiếp vào hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước ( thông qua hệ thống giám sát);

Thứ hai, hoạt động giám sát định kỳ: Thường xuyên theo dõi số liệu đo đạc, quan trắc được cập nhật định kỳ vào hệ thống giám sát;

Thứ ba, thực hiện giám sát bằng camera: Theo dõi các hình ảnh bằng camera được kết nối và truyền trực tiếp, liên tục vào hệ thống giám sát.

Giám sát là một hình thức hoạt động quan trọng, đồng thời là quyền của cơ quan nhà nước thể hiện ở việc xem xét đối với hoạt động của các đơn vị tổ chức, cá nhân. Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thông qua việc theo dõi số liệu quan trắc của các cơ sở khai thác, sử dụng tài nguyên nước để giám sát.