Các thông số quan trắc Khí tượng thủy văn chuyên dụng theo Nghị định 114/2018/NĐ-CP

15/06/2022

👁 430

Chia sẻ

Quan trắc khí tượng thủy văn là một công việc quan trọng, thực hiện hằng ngày. Số liệu trên các trạm cần sự đồng nhất về thời gian để dễ quản lý. Chính vì vây, quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng đã được qui định rõ ràng trong Nghị định số 114/2018/NĐ-CP.

Hãy cùng tìm hiểu về thời gian quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dụng là như thế nào nhé.

Quan trắc khí tượng thủy văn là gì?

Quan trắc khí tượng thủy văn là việc quan sát, đo đạc trực tiếp hoặc gián tiếp một cách có hệ thống các thông số biểu hiện trạng thái, hiện tượng, quá trình diễn biến của khí quyển, nước sông, suối, kênh, rạch, hồ và nước biển.

 

Công việc quan trắc được thực hiện xuyên suốt và hằng ngày dù nắng, mưa, bão, lũ… Công việc cần sự tỷ mỉ cẩn thận và chính xác từ thời gian, địa điểm đến con số.

Vậy thời gian quan trắc vào từng giai đoạn có khác nhau hay không?

Thời gian quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dụng

Để tránh thông tin gửi về Tổng cục thời gian khác nhau, Chính phủ đã ban hành nghị định chung cho tất cả các công trình phải áp dụng một khung giờ. Cụ thể, Khoản 4, Điều 15 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP đã quy định chế độ quan trắc như sau:

  • Cửa van điều tiết lũ cho hồ, đập: Quan trắc 2 lần /ngày vào lúc 7 giờ và 19 giờ mỗi ngày trong mùa kiệt. 4 lần trong mùa lũ 1,7,13 và 19 giờ. Chống lũ thời gian quan trắc dày đặc 12 hoặc 60 ốp tùy vào mực nước dâng.
  • Hồ chứa, đập để tràn nước tự do: Tương tự như hồ chứa, đập có cửa van.

 Vậy những thông số nào cần quan trắc hằng ngày ?

Thông số quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dụng

Thông số quan trắc rất quan trọng trong các ốp nhất là đối với các công trình. Vì mỗi con số đều phản ảnh hiện trạng của công trình có đáp ứng được dòng chảy tối thiểu hay dòng lũ xả đảm bảo công trình.

Hơn 7000 công trình lớn nhỏ nhưng nói chung các công trình đểu phải quan trắc các thống số:

  1. Quan trắc lượng mưa (X) trên lưu vực
  2. Quan trắc mực nước (H) thượng – hạ lưu
  3. Tính toán lưu lượng Q về hồ

Đây là 3 thông số quan trọng nhất trong quá trình quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dụng cho các công trình đập và hồ chứa nước. Được quy định trong khoản 3, điều 15 của Nghị định số 114/2018/NĐ-CP.

Vậy sau khi quan trắc, công thông số được lưu trữ như thế nào?

Lưu trữ thông tin quan trắc khí tượng thủy văn

Mọi thông tin quan trắc cần được thực hiện hằng ngày và gửi đi ngay sau khi quan trắc. Các số liệu cần được rõ ràng chính xác và gửi đến các cơ quan quản lý nhà nước về thy lợi, thủy điện, cơ quan phòng chống thiên tai các cấp.

Các thông tin cần được bảo mật và mang tính chính trị của Quốc gia. Chỉ cung cấp dữ liệu thủy văn cho các mục đích rõ ràng, phát triển kinh tế xã hội.

Các hình thức cung cấp thông tin

Trong nghị định đã cung cấp rất rõ các hình thức cung cấp thông tin quan trắc. Trong đó tất cả các đơn vị đều phải thực hiện hai hình thức: Onlne và offline.

Online chính là gửi nhanh theo thời gian quan trắc: Vừa đo đạc xong phải gửi ngay đi bằng cách gửi trực tiếp, bằng fax, bằng mạng vi tính, qua điện thoại, bng máy thông tin vô tuyến điện (ICOM) hoặc các hình thức khác;

Offline là sau khi chỉnh sửa số liệu về mốc quy chuẩn, các đơn vị gửi về cục lưu trữ thông tin về số liệu đã được hiểu chỉnh.

Nói chung, công tác quan trắc khí tượng thủy văn là công việc thường xuyên cần sự tỷ mỉ, chỉn chu và bảo mật. Hơn thế nữa các số liệu cần được sự chính xác để phục vụ công tác cảnh báo dự báo. Phục vụ cho các ngành liên quan và đặc biệt chính là an ninh chính trị quốc gia.