Thủy điện Cửa Đạt thúc đẩy kinh tế – xã hội tỉnh Thanh Hóa

12/05/2022

👁 1.246

Chia sẻ

Thủy điện Cửa Đạt là một trong những công trình trọng điểm quốc gia đóng vai trò quan trọng vào việc giảm lũ, bổ sung nguồn nước mùa kiệt cho hạ lưu sông Mã nhằm đẩy mặn. Ngoài ra thủy điện Cửa Đạt còn góp phần cải tạo môi trường sinh thái; bổ sung nguồn điện, nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

Thủy điện Cửa Đạt được đặt tên theo biến âm của làng Cửa Đặt, nơi có dòng sông Chu và được xây dựng trên dòng sông này. Công trình rất được chú trọng đầu tư, phát triển để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Nam tỉnh Thanh Hóa.

Thủy điện Cửa Đạt ở đâu?

Thủy điện Cửa Đạt là một cụm công trình thủy điện có vị trí tại sông Chu tỉnh Thanh Hóa. Sông Chu là một phụ lưu chính của sông Mã, bắt nguồn từ vùng núi Tây Bắc Sầm Nưa ở Lào. Nhà máy chính của Cửa Đạt được xây dựng tại Xã Xuân Mỹ, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Dự án thủy điện Cửa Đạt do VINACONEX làm chủ đầu tư. Tổng mức đầu tư công trình là 1.600 tỷ đồng, tính theo tỉ giá năm 2010.

Những điều kiện thuận lợi của dòng sông Chu như địa hình và thủy văn là yếu tố để xây dựng thủy điện. Diện tích lưu vực sông ở Việt Nam là 3.010 km2; cao trung bình 790 m, độ dốc trung bình 18,3%. Tại vùng Bái Thượng, lòng sông hẹp và nhiều thác ghềnh. Đây là những đặc điểm về địa hình phù hợp để xây dựng thủy điện. Ngoài ra còn có yếu tố thủy văn như lượng mưa đủ đáp ứng. Những yếu tố phù hợp trên đã thúc đẩy việc xây dựng cụm công trình thủy điện trên sông Chu, trong đó có thủy điện Cửa Đạt.

Quá trình xây dựng thủy điện Cửa Đạt

Tháng 2/2004, công trình thủy điện Cửa Đạt chính thức được khởi công. Lễ chặn dòng được diễn ra vào ngày 2 tháng 12 năm 2006. Tháng 11/2010, toàn bộ công trình đã được hoàn thành và đưa vào vận hành. Thủy điện được thiết kế với 2 tổ máy, công suất hoạt động 97MW.

Đập chính ngăn dòng sông Chu được thiết kế là đập đá đầm nén với bản mặt bê tông cốt thép. Đập được xây dựng trên sông có chiều dài 1023m, chiều cao ở vị trí giữa lòng sông là 119m. Thể tích khối vật liệu xây đập khoảng 10 triệu m3 đá. Đập tràn bê tông cốt thép của thủy điện Cửa Đạt có 5 khoang rộng 15m × cao17m đảm bảo xả lưu lượng lũ (tần suất 0,01% là 11600m3/s. Hai đập phụ của thủy điện là đập đất, có chiều cao là 20m và 40m. Hồ chứa nước Cửa Đạt có dung tích gần 1,5 tỷ m3, là một trong những công trình thủy lợi lớn nhất cả nước.

Vai trò của thủy điện Cửa Đạt

Thủy điện Cửa Đạt góp phần bổ sung nguồn năng lượng điện lưới quốc gia, khoảng 430Kwh/năm. Đáp ứng nhu cầu sử dụng điện năng ngày càng cao của nhân dân. Hồ chưa thủy điện Cửa Đạt có nhiệm vụ cắt xả lũ cho vùng hạ du. Ngoài ra công trình còn đóng vai trò đẩy mặn cho vùng hạ lưu sông Chu, kết hợp với nhà máy thủy điện để sản xuất điện năng. Hồ thủy điện Cửa Đạt cũng góp phần cung cấp nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu cho người dân các vùng lân cận. Môi trường sinh thái cũng được cải thiện, chú trọng khi công trình xây dựng.

Nhà máy thủy điện Cửa Đạt cũng rất chú trọng vấn đề dân sinh, quan tâm đến đời sống người dân quanh khu vực. Ngoài ra nhà máy thủy điện Cửa Đạt đã và đang phối hợp cùng chính quyền địa phương phát huy những tiềm năng của hồ thủy điện. Du lịch sinh thái trên lòng hồ thủy điện Cửa Đạt đã trở thành một điểm đến thú vị khi đến với Thanh Hóa. Du khách sẽ được chèo thuyền Kayak trên hồ, không gian thoáng mát trong lành. Thưởng thức những đặc sản của vùng, đặc biệt các món chế biến từ cá rất thơm ngon, được nuôi từ lòng hồ thủy điện Cửa Đạt.

Thủy điện Cửa Đạt ứng dụng giải pháp Seho vào vận hành

Thủy điện Cửa Đạt là một trong những thủy điện đã ứng dụng thành công giải pháp Seho vào vận hành. Ứng dụng giải pháp Seho giúp thủy điện Cửa Đạt đảm bảo công tác quan trắc, dự báo, cảnh báo, cung cấp số liệu theo đúng nghị định 38/2016/NĐ-CP, nghị định 114/2018/NĐ-CP và thông tư 47/2017/TT-BTNMT. Thủy điện Cửa Đạt đã cập nhật và đưa ra tin nhắn cảnh báo nhanh khi diễn biến thời tiết bất lợi, phức tạp như mưa lũ lớn. Ứng dụng hệ thống Seho vào vận hành giúp thủy điện Cửa Đạt tính toán lưu lượng nước đến vào hồ và lưu lượng nước xả,… Và rất nhiều tính năng hữu ích khác giúp quản lý và vận hành thủy điện an toàn, hiệu quả hơn khi áp dụng giải pháp Seho.

Giải pháp Seho được phát triển bởi công ty thời tiết Weatherplus, một trong những đơn vị đầu ngành về lĩnh vực thời tiết. Những năm gần đây biến đổi khí hậu ngày càng khó lường. Điều này đã làm tăng những tác động của thiên tai, gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường và cuộc sống. Vì vậy công ty Weatherplus muốn đóng góp chút công sức nhỏ bé vào việc giảm thiểu các rủi ro về thiên tai, thời tiết, thông qua các hệ thống thông tin cảnh báo sớm, giải pháp Seho là một trong những sản phẩm đó.

Yêu cầu chung đối với các nhà máy thủy điện

Quản lý và vận hành hiệu quả, an toàn là trách nhiệm chung của tất cả các nhà máy thủy điện đang vận hành. Nghị định 38/2016/NĐ-CP, nghị định 114/2018/NĐ-CP và thông tư 47/2017/TT-BTNMT được đưa ra yêu cầu các nhà máy thủy điện phải đảm bảo tuân thủ theo quy định hiện hành. Các nhà máy thủy điện phải nhanh chóng đáp ứng được các quy chuẩn đã được ra, nếu không sẽ bị xử phạt theo đúng quy định. Ngoài ra để giảm thiểu các sự cố, thiệt hại do thiên tai gây ra việc ứng dụng công nghệ vào vận hành là việc rất cần thiết.

Giải pháp Seho của công ty Weatherplus sẽ đồng hành cùng các thủy điện trong việc đáp ứng đầy đủ các Thông tư, Nghị định. Giúp nhà máy thủy điện vận hành, quản lý hiệu quả hơn. Công ty Cổ phần Giải pháp Thời tiết WeatherPlus với khát vọng đóng góp công sức vào công cuộc xây dựng một cộng đồng màu xanh bền vững. Hướng đến mục tiêu phục vụ cộng đồng thông qua những sản phẩm và dịch vụ thời tiết tin cậy.