Thủy điện Đa Nhim biểu tượng mối quan hệ thâm tình Việt – Nhật

07/04/2022

👁 1.755

Chia sẻ

Đa Nhim là nhà máy thủy điện lớn đầu tiên của miền Nam, được xây dựng góp phần hòa vào mạng lưới điện quốc gia, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện năng phục vụ dân sinh, phát triển hiện đại hóa đất nước.

Thủy điện Đa Nhim biểu tượng vững chắc cho mối quan hệ thâm giao giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản. Công trình được khởi công xây dựng với sự tài trợ của chính phủ và nhân dân Nhật Bản. Việc vận hành thủy điện Đa Nhim luôn tuân thủ các quy chuẩn để giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể diễn ra. Đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản của người dân sinh sống gần khu vực nhà máy và các khu lân cận.

Nhà máy thủy điện Đa Nhim xây dựng năm nào

Công trình được khởi công xây dựng ngày 1/4/1961, gồm 4 tổ máy, công suất lên tới 600MW, sản xuất lượng điện trung bình khoảng 1 tỷ kWh. Thủy điện Đa Nhim được hoàn thành có sự đóng góp rất lớn từ các kỹ sư người và chính phủ Nhật Bản. Kinh phí xây dựng phần lớn đến từ nguồn vốn vay Nhật Bản. Ngoài việc hỗ trợ về tài chính Nhật Bản còn hỗ trợ cả nhân lực.

Thủy điện Đa Nhim

Không thể nói hết những nỗi vất vả của các kỹ sư người Việt Nam và Nhật Bản đã vượt qua để tiến hành khảo sát, thiết lập thiết kế kỹ thuật để có số liệu thủy văn chính xác. Cuộc khảo sát kéo dài từ những năm 1934 đến 1955.

Thủy điện Đa Nhim ở đâu

Thủy điện Đa Nhim nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Lâm Đồng – Ninh Thuận. Đây là công trình thủy điện đưuọc xây dựng trên sông Đa Nhim tại vùng đất thị trấn D’Ran huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng và xã Lâm Sơn huyện Ninh Sơn tỉnh Ninh Thuận. Công trình mang đậm kiến trúc của người Nhật Bản từ những tiêu chuẩn về chất lượng thiết bị và thiết kế vận hành nhà máy.

Thủy điện Đa Nhim biểu tượng mối quan hệ hữu nghị Việt - Nhật

Để Đa Nhim được đưa vào vận hành là mồ hôi, máu thậm chí là tính mạng để dồn lực xây dựng nhà máy. Giai đoạn cao điểm trên công trường có tới 440 nhân sự người Nhật Bản và 3.700 nhân sự người Việt Nam cùng nỗ lực làm việc. 16 người đã thiệt mạng trong quá trình xây dựng thủy điện, trong đó có 4 người Nhật Bản và 12 người Việt Nam.

Khó khăn, gian khổ là thế nhưng các tiền nhân không nản lòng, đoàn kết tạo nên một sức mạnh tổng hợp để tạo nên một thủy điện Đa Nhim vững chắc với thời gian. Thế hệ hôm nay luôn ghi nhớ và biết ơn những người đặt nền móng xây dựng nhà máy. Bởi vậy, thủy điện Đa Nhim là một biểu tượng vững chắc cho mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản.

Vai trò của Thủy điện Đa Nhim

Trong suốt quá trình vận hành nhà máy thủy điện Đa Nhim đã và đang làm rất tốt các vai trò của mình. Góp phần cung cấp lưới điện quốc gia lên đến hàng tỷ kWh, ngoài ra công trình còn cung cấp nước sinh hoạt và thâm canh nông nghiệp cho tỉnh Ninh Thuận với diện tích lên đến 16.000ha. Thủy điện Đa Nhim còn góp phần cải thiện hệ sinh thái hồ, điều tiết nguồn nước phù hợp với các mùa để phục vụ đời sống cho người dân.

Thủy điện Đa Nhim giai đoạn mở rộng

Đến năm 2004, hệ thống thiết bị thủy điện Đa Nhim đã hoàn thành một vòng đời sau 40 năm được đưa vào vận hành và khai thác. Trải qua thời gian thiết bị đã xuống cấp, suy giảm chức năng cần phải cải thiện và phục hồi để phù hợp với quá trình phát triển đất nước. Dự án thủy điện Đa Nhim được đưa vào phục hồi giai đoạn năm 2004 – 2006 nhằm nâng cấp hệ thống tua-bin, máy phát, hệ thống điều khiển và thiết kế lắp đặt mới hệ thống thu thập số liệu thủy văn phù hợp với tình hình sản xuất mới.

Thủy điện Đa Nhim đang làm rất tốt chức năng, nhiệm vụ

Năm 2015 Công ty cổ phần thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi (ĐHĐ) đã triển khai xây Dự án mở rộng nhà máy thủy điện Đa Nhim với công suất 80MW. Tổ máy H5 đã được hoàn thành và đưa vào vận hành, nâng tổng công suất lên đến 240MW. Việc hoàn thành mở rộng nhà máy Đa Nhim giai đoạn 1 đã góp phần bổ sung công suất nguồn lưới điện quốc gia. Hiện nay thủy điện Đa Nhim tiếp tục được đưa vào mở rộng giai đoạn 2, nhằm khai thác tối đa thủy năng của hồ Đơn Dương. Dự kiến năm 2006 sẽ đưa vào vận hành tổ máy H6 với công suất 80MW.

Nhà máy Thủy điện cần đáp ứng yêu cầu gì

Hiện tại một số nhà máy thủy điện đã và đang làm rất tốt vai trò của mình, cũng như bảo đảm các quy định, nghị định của chính phủ đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những nhà máy thủy điện chưa đáp ứng được các quy chuẩn trong quá trình vận hành gây thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân dân. Luật khí tượng thủy văn cùng các nghị định 38/ NĐCP và thông tư 47- TT-BTNMT cũng đã nêu rõ việc vận hành hồ chứa và điều tiết hồ chứa an toàn rất quan trọng, thủy điện nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm.

Khi các thông tư và nghị định được đưa ra sẽ gây khó khăn cho rất nhiều nhà máy thủy điện, bởi các điều kiện quan trắc thường không đáp ứng được yêu cầu. Thấu hiểu được tình hình đó và chung tay giải quyết cùng các nhà máy, Công ty WeatherPlus đã đưa ra giải pháp SEHO nhằm hỗ trợ được các vấn đề mà thủy điện đang gặp phải, dự báo lưu lượng về hồ và quan trắc mưa chuyên nghiệp, đáp ứng được các điều kiện các thông tư, nghị định đưa ra.

Đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành thủy điện không chỉ là trách nhiệm của nhà máy Đa Nhim, mà là của tất cả các nhà máy thủy điện trên cả nước. Giải pháp SEHO ra đời sẽ đồng hành cùng các nhà máy thủy điện hoàn thành trách nhiệm to lớn này, góp phần xây dựng phát triển đất nước hiện đại hóa.