Thủy điện Dốc Cáy góp phần sản xuất điện năng phục vụ tỉnh Thanh Hóa

01/06/2022

👁 457

Chia sẻ

Thủy điện Dốc Cáy là một trong những công trình thủy điện góp phần sản xuất điện năng phục vụ tỉnh Thanh Hóa, hòa vào mạng lưới điện quốc gia giảm thiểu tình trạng thiếu điện sản xuất và sinh hoạt. Thủy điện Dốc Cáy đã và đang nỗ lực làm tốt các vai trò đề ra, sao cho việc vận hành đem lại hiệu quả, an toàn, tối ưu.

Thủy điện Dốc Cáy ở đâu?

Công trình thủy điện Dốc Cáy được xây dựng trên đất xã Lương Sơn huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa. Từ thành phố Thanh Hóa di chuyển theo hướng quốc lộ 47 mất khoảng 1h30p di chuyển. Hồ tích nước của thủy điện Dốc Cáy được lấy từ hồ thủy điện Cửa Đạt. Khu vực thuộc đoạn dòng sông Khao và xả nước về phía dòng sông Âm tới các kênh thủy lợi ở bắc sông Chu – nam sông Mã.

Tên công trình có tên là thủy điện Dốc Cáy trên quốc lộ 47, gắn liền với làng Cáy thuộc Lương Sơn, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Thời gian xây dựng thủy điện Dốc Cáy

Thủy điện Dốc Cáy nằm trong danh sách 14 thủy điện có tên trong bảng quy hoạch công bố tháng 7/2015. Thủy điện Dốc Cáy có công suất hoạt động là 15MW, gồm 3 tổ máy. Toàn bộ công trình Dốc Cáy được hoàn thành năm 2013. Đơn vị giám sắt lắp đặt thủy điện Dốc Cáy là Công ty Thủy điện Ialy. Công ty này sẽ chịu trách nhiệm giám sát lắp đặt thiết bị cơ – điện Nhà máy Thủy điện Dốc Cáy. Để đảm bảo công tác lắp đặt thiết bị của công trình được thực hiện đúng thiết kế đã duyệt, đạt yêu cầu kỹ thuật theo các tiêu chuẩn hiện hành, đáp ứng tiến độ thi công dự án.

Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển điện Bắc Miền Trung làm chủ đầu tư thủy điện Dốc Cáy.

Vai trò của thủy điện Dốc Cáy

Thủy điện Dốc Cáy sản xuất điện năng, góp phần cung cấp điện năng của tỉnh và hòa vào lưới điện quốc gia. Ngoài ra hồ thủy điện Dốc Cáy còn chịu trách nhiệm cắt xả lũ vào mùa mưa lũ. Cung cấp nguồn nước để đảm bảo các hoạt động sản xuất công, nông nghiệp. Hiện nay một số hộ dân đang kiếm thêm thu nhập nhờ nghề đánh bắt cá tự nhiên trên hồ thủy điện Dốc Cáy.

Yêu cầu chung đối với các nhà máy thủy điện

Để giảm thiểu các tai nạn, rủi ro trong quá trình vận hành thủy điện các nhà máy cần phải ứng được quy chuẩn trong Thông tư, Nghị định mới nhất. Các đơn vị thủy điện có thể tìm hiểu thêm thông tin chi tiết của ngành theo Thông tư 17/2021/TT-BTNMT, Nghị định 48/2020/NĐ-CP và Nghị định 114/2018/NĐ-CP. Ngoài ra việc vận hành tận dụng tối đa nguồn nước tạo hiệu quả kinh tế cao nhất cho mỗi thủy điện cũng đang là một vấn đề rất cấp thiết. Biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp, khiến thiên tai ngày càng bất thường, nguồn nước khan hiếm nhất là mùa khô. Thế nhưng trên thực tế vẫn còn không ít thủy điện xả nước chưa hợp lý, gây lãng phí, giảm hiệu quả kinh tế ngành thủy điện.

Hiện tại một số nhà máy thủy điện đã đáp ứng rất tốt việc áp dụng giải pháp vận hành thủy điện an toàn, tối ưu. Tuy nhiên vẫn còn một số thủy điện chưa đáp ứng được, do nguyên nhân đến từ 2 phía khách quan và chủ quan. Có thể kể đến các nguyên nhân như: Hạ tầng cơ sở vật chất chưa đáp ứng được, thông tin hỗ trợ vận hành không nhiều hoặc không có, vận hành còn theo kinh nghiệm thủ công. Cán bộ nhà máy không nắm được thông số lượng mưa, mực nước, lưu lượng,…

Giới thiệu sản phẩm Seho

Thấu hiểu được các khó khăn một số thủy điện đang gặp phải, Công ty thời tiết Weatherplus đã cho ra đời sản phẩm vận hành thủy điện thông minh Seho. Giải pháp Seho được áp dụng trong nhà máy thủy điện sẽ tháo gỡ được những vấn đề nào?

  • Giám sát lượng mưa và mực nước hồ chứa theo thời gian thực.
  • Tính toán được lưu lượng nước đến vào hồ và lưu lượng nước xả của hồ.
  • Đưa ra dự báo lượng mưa trên lưu vực, lưu lượng về hồ trong thời gian 24h, 3 ngày, 6 ngày.
  • Đưa ra kịch bản, quyết định vận hành an toàn và tối ưu kinh tế cho các chủ công trình.
  • Dự báo KTTV ngắn hạn, hạn dài (tháng, mùa). Dự báo phục vụ tích nước trước mùa khô.
  • Thông tin cảnh báo được cập nhật đưa ra tin nhắn khi diễn biến thời tiết bất lợi, phức tạp như mưa lũ lớn.
  • Công tác quan trắc, dự báo, cảnh báo, cung cấp số liệu theo đúng nghị định 38/2016/NĐ-CP, nghị định 114/2018/NĐ-CP và thông tư 47/2017/TT-BTNMT.

Thông tin dữ liệu sẽ được truyền từ các trạm quan trắc đã được lắp đặt tại các nhà máy thủy điện về hệ thống máy chủ. Sau đó các chuyên gia thời tiết, thủy văn sẽ xử lý và gửi thông tin lên website Seho.vn. Thông qua dữ liệu trên web cán bộ, nhân viên nhà máy sẽ đưa ra quyết định vận hành an toàn, hiệu quả. Giải pháp Seho sẽ luôn đồng hành cùng các nhà máy trong quá trình vận hành, tháo gỡ những khó khăn gặp phải. Xin mời tìm hiểu thêm thông tin giải pháp Seho tại website của chúng tôi hoặc liên hệ tới hotline dịch vụ.