Thủy điện Đrây – H’Linh công trình mang tính lịch sử ngành Điện nước nhà

31/05/2022

👁 429

Chia sẻ

Công trình thủy điện Đrây H’Linh được khởi công xây dựng vào ngày 30/4/1984, dấu mốc lịch sử kỉ niệm ngày thống nhất đất nước và là một ngày trọng đại đối với người dân tỉnh Đắk Lắk. Thủy điện Đrây H’Linh xây dựng góp phần giảm thiểu tình trạng “đói điện triền miên” của tỉnh, tình trạng cắt điện luân phiên cũng được cải thiện đáng kể. Nhà máy thủy điện cũng đã làm tốt vai trò cắt xả lũ, cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho công, nông nghiệp trong vùng hạ du.

Thủy điện Đrây – H’Linh ở đâu?

Thủy điện Đray H’linh là một trong những công trình thủy điện được xây dựng trên dòng sông Sê Rêpôk. Dự án có vị trí tại vùng giáp ranh giữa thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk và huyện huyện Cư Jut, tỉnh Đắk Nông.

Thủy điện Đray H’linh hiện nay có 2 bậc, gồm 2 tổ máy, tổng công suất lắp máy 28 MW. Nếu muốn tham quan nhà máy hãy ghé xã Hòa Phú thuộc thành phố Buôn Ma Thuột.

Thời gian xây dựng thủy điện Đray H’linh

Để hoàn thành xây dựng thủy điện Đray H’linh là cả một quá trình gian nan, vất vả, khó khăn chồng chất khó khăn. Công trình được khởi công xây dựng năm 1984, một năm được đánh giá là “đói điện” đối với tỉnh Đắk Lắk. Tình trạng thiếu điện triền miên khi bước vào giai đoạn phát triển. Tỉnh Đắk Lắk phải duy trì vận hành theo phương thức cấp điện “1 có, 1 không” mới có thể cân đối được nguồn – tải. Thủy điện Đray H’linh được khởi công đặt niềm tin, sự mong đợi của biết bao người dân nơi đây hi vọng sẽ không còn tình trạng dùng điện luân phiên.

Những người thợ thi công dự án thủy điện Đray H’linh cũng rất đặc biệt, họ mang màu áo lính. Kỷ niệm ngày trọng đại 9 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, ngày 30-4-1984, cờ Tổ quốc tung bay trên công trường thủy điện Đray H’linh, những người thợ mang áo lính thuộc Trung đoàn 4 của Sư đoàn 470 Anh hùng bắt tay vào phá đá, đào đất xây dựng thủy điện. Sư đoàn trưởng Sư đoàn 470 là Đại tá Lê Xuân Bá, người tiếp nhận dự án xây dựng thủy điện do Bí thư tỉnh ủy tỉnh Đắk Lắk thời bấy giờ là ông Y Ngông Niê Kdăm giao phó.

Đến tháng 10 năm 1989 tổ máy số 1 chính thức phát điện. Hiện tại nhà máy thủy điện Đray H’linh cũng đã và đang làm tốt vai trò như sản xuất điện năng, cắt xả lũ, cung cấp nguồn nước cho các hoạt động sản xuất, nhất là vào những tháng cao điểm khan hiếm nguồn nước.

Hành trình chinh phục thử thách xây dựng thủy điện Đray H’linh

Trước tình hình thiếu hụt điện năng nghiêm trọng, bài toán xây dựng nhà máy thủy điện mới cho tỉnh Đắk Lắk là rất cấp thiết. Những năm đầu thập niên 80 thế kỷ trước, Đắk Lắk đang bước vào giai đoạn tái thiết kinh tế, củng cố an ninh quốc phòng. Điều kiện hết sức khó khăn bởi lực lượng phản động FULRO phá hoại, địa hình rừng núi hiểm trở, đoạn sông Sê Rêpôk rộng 500 m toàn đá tảng, việc thi công rất khó khăn. Máy móc hỗ trợ xây dựng còn rất hạn chế, dụng cụ thô sơ như cuốc, xẻng, xà beng,… Khó khăn gian khổ không nói hết, thiếu lương thực, bộ đội phải ăn cơm độn ngô, bo bo,… Bệnh sốt rét hoành hành, giữa chốn rừng thiêng nước độc việc thi công thủy điện Đray H’linh đã gặp vô vàn vất vả.

Với sứ mệnh thắp sáng tỉnh Đắk Lắk, giảm thiểu tình trạng cắt điện luân phiên những người hùng trên công trường thủy điện Đray H’linh đã không quản khó khăn, nỗ lực xây dựng. thời gian Năm năm đi qua với rất nhiều công sức, chất xám đã bỏ ra, mồ hôi và cả xương máu để sản xây dựng thủy điện. Trong hai năm 1989, 1990 – 3 tổ máy của thủy điện Đray H’linh lần lược được đưa vào vận hành an toàn, ổn định. So với nhiều công trình xây dựng sau này, công trình thủy điện Đrây H’linh tuy nhỏ về quy mô, nhưng đây là công trình lịch sử của ngành điện, tạo tiền đề cho ngành công nghiệp năng lượng của tỉnh Đắk Lắk.

Yêu cầu chung đối với các nhà máy thủy điện đang vận hành

Để giảm thiểu tối đa các tai nạn do thiên tai, sự cố bất thường xảy ra các nhà máy phải đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả, kinh tế, tối ưu. Các nhà máy cần phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo Thông tư, Nghị định đã được đề ra. Nếu vi phạm, không đáp ứng được quy chuẩn sẽ bị xử phạt nghiêm. Các đơn vị có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin có thể xem thêm tại Thông tư 17/2021/TT-BTNMT, Nghị định 48/2020/NĐ-CP và Nghị định 114/2018/NĐ-CP.

Ngoài các vấn đề hiểm họa nghiêm trọng do sự cố, thiên gây ra, việc vận hành tận dụng tối đa nguồn nước tạo hiệu quả kinh tế cao nhất cho mỗi thủy điện cũng đang là một vấn đề cấp thiết. Hiện tại do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu nguồn nước ngọt đang càng ngày càng trở lên khan hiếm nhất là các mùa cao điểm trong năm. Trên thực tế không hiếm các thủy điện vẫn có lượng nước xả thừa gây lãng phí, giảm hiệu quả kinh tế. Yêu cầu đặt ra là các nhà máy thủy điện cần lắp điện giải pháp an toàn và tối ưu nhằm giải quyết các vấn đề nêu trên.

Giới thiệu giải pháp vận hành thủy điện Seho

Seho là giải pháp vận hành an toàn, tối ưu cho thủy điện đồng hành cùng các nhà máy thủy điện tháo gỡ khó khăn. Giải pháp Seho được nghiên cứu bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm về thủy văn, thời tiết kết hợp cùng tình hình thực tiễn. Giải pháp Seho được vận hành bởi Công ty hàng đầu về lĩnh vực thời tiết Weatherplus, vì vậy các nhà máy thủy điện có thể yên tâm khi ứng dụng sản phẩm này vào vận hành.

Các trạm quan trắc sẽ được lắp đặt trực tiếp tại nhà máy thủy điện, thông qua quá trình xử lý dữ liệu đưa thông tin về hệ thống máy chủ. Sau đó dữ liệu được xử lý bởi các chuyên gia về thủy văn, thời tiết và được hiển thị rõ ràng trên website Seho.vn. Cán bộ nhà máy thủy điện thông qua dữ liệu để xây dựng kịch bản, quyết định vận hành an toàn, hiệu quả.