Thủy điện Sơn La công trình thủy lực vĩ đại vùng Tây Bắc

12/05/2022

👁 1.847

Chia sẻ

Thiên nhiên ban tặng nhiều thuận lợi, thủy điện Sơn La đã xây dựng nên công trình của kỷ nguyên. Nhưng để có công trình kỷ nguyên thì vấn đề đã được đặt lên bàn cân nhiều lần.

Tây Bắc với cảnh núi non hùng vĩ cùng dòng sông Đà mạnh mẽ. Với chiều dài cùng sự mở rộng về hạ du, nguồn nước sông Đà là tiềm năng cho thủy điện. Ngược dòng nước lớn, Sơn La chính là vị trí được chọn đặt Thủy điện thứ 2 trên dòng. Với kết cấu địa chất, nguồn nước dồi dào cùng dân cư thưa thướt điều này làm nên sự thuận lợi cho công trình. Cùng SEHO tìm hiểu kỹ hơn về thủy điện Sơn La trong bài viết này nhé.

Quá trình Sơn La được chọn xây dựng

Từ những năm 70 của thế kỷ XX, miền Bắc với nhiệm vụ xây dựng đất nước phục vụ miền Nam kháng chiến. Dòng sông Đà đã được biết đến nguồn tài nguyên đặc biệt. Sức mạnh nước được nhiều thiết kế trong và ngoài nước chú ý xây dựng thủy điện phát triển kinh tế.

Thủy điện Sơn La

Thời đầu, kỹ sư hàng đầu các nước đã khoan thăm dò, phác họa địa chất dòng. Đây chính là tư liệu quý hiếm cho ngành địa chất. Nhưng thời điểm đấy vị trí lựa chọn đập cách đập chính ngày nay 6 km. Vị trí này kết cấu đã kém dễ có dung chấn nên đã bị bỏ qua.

Năm 2001, Nhà máy thủy điện Sơn La lại được đặt lên bàn cân được Quốc hội đồng ý chủ trương xây dựng nhưng chưa duyệt phương án. Do khi xây dựng gây ảnh hưởng quá nhiều tới môi trường an sinh, môi trường.

Năm 2002, thêm một lần nữa thủy điện Sơn La được đưa ra trước Quốc hội. Năm nay chủ đầu tư đã đưa ra được phương án cũng như vị trí đặt công trình. Chính vì vậy, năm 2003 đã bắt tay vào những bước đầu tiên của công trình là tái định cư cho khu dân cư ven công trình. Năm 2004 được phê duyệt và 2005 bắt đầu khởi công.

Để có được công trình kỷ nguyên cần thời gian quan trắc cũng như phương án tốt nhất. Vậy Sơn La ngày nay chính là kết quả của thời gian, kỹ thuật, xã hội và con người Việt Nam.

Thông số kỹ thuật chính của nhà máy Thủy điện Sơn La

Nhà máy thủy điện Sơn La được xây dựng trên dòng chính sông Đà tại xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, Cách Hà Nội khoảng 400 km đi ngược về vùng Tây Bắc. Sau 3 năm giải phóng mặt bằng cùng 7 năm xây dựng, thủy điện Sơn La chính thức khánh thành.

Với thiết kế ban đầu là 8 tổ máy nhưng sau đó đã thay đổi kế hoạch. Chỉ 6 tổ máy nhưng công suất không đổi. Với 2400 MW nhà máy thủy điện Sơn La có sông suất lớn nhất Đông Nam Á.

Thủy điện Sơn La

Thiết kế với đường tài 1 pha cũng đã được nâng lên 3 pha vì sự thay đổi đột ngột, tất cả đều được giám sát nghiêm ngặt. Mọi sự thay đổi đều là công sức cũng như bảo vệ được luận điểm của mình đảm ảo an toàn tuyệt đối.

Ngay cả kết cấu ban đầu bê tông đập dâng cũng được thay đổi bằng bê tông đầm lăn. Dù phương pháp đầm lăn không mới khu vực phía Nam, nhưng miền Bắc là lần đầu tiên. Nếu bê nguyên công nghệ từ miền Nam ra là một bài toán rất khó, đau đầu của kỹ sư. Từ đó mới thấy trí tuệ con người sáng tạo và phát triển như thế nào.

Với chất phụ gia miền Nam có nay đã sử dụng tro bay của nhà máy Phả Lại thay thế. Tất cả do trí óc của con người có thể tiết kiệm đươc nguyên vật liệu trong quá trình xây dựng và vững chắc hơn nhiều so với bê tông thường.

Hồ chứa thủy điện Sơn La

Với diện tích lưu vực 43.760 km2 tạo nên hồ chứa Sơn La với dung tích 9260 x10^9 m3. Dung tích hồ này vẫn kém hơn hồ chứa thủy điện Hòa Bình. Nhưng đây cũng là bài toán khó của kỹ sư.

Nếu trước đây, vị trí đập được đặt cách đập chính nay 6 km về hạ du thì dung tích hồ còn lớn hơn rất nhiều. Nhưng cũng chính vì bài toán dân dân và giữ lại các bản làng Mường La lịch sử nên có vi trí ngày nay.

Hồ chứa chịu được lực của dòng với lưu lượng thiết kế: 47.700 m3/s. Mực nước dâng bình thường 215m nhưng mực nước phòng lũ lên tới 228m. Khi mực nước hồ sát với con số phòng lũ, nhà máy tính toán lưu lượng về hồ để đưa ra quyết định xả mặt, xả đáy hay giữ nước để vận hành phát điện.

Công trình đầu mối của hồ Sơn La

Với đập ngăn dòng sông Đà với chiều dài 1000m, cùng với chiều cao công trình 138m đây lại là một con số kỷ lục trong các thủy điện.

Hồ chứa thủy điện Sơn La

Với kết cấu bê tông trọng lực ( bê tông đầm lăn) công trình được sử dụng. Đây là phương pháp đầu tiên của miền Bắc tại thời điểm xây dựng. Ngoài đập chính ngăn dòng, hồ chưa kết hợp thêm công trình xả. Với chiều cao xả mặt là 197m và 145m là xả đáy. Đây chính là công trình quan trọng phải có để đảm bảo an toàn cho đập chính.

Nhà máy thủy điện Sơn La, công suất lớn thế kỷ

Với công suất 2400MW, 6 tổ máy lặp đặt, hằng năm Sơn La hòa vào mạng lưới quốc gia 10,227 tỷ kWh ( khoảng 15% tổng số điện năng cả nước). Sơn La được khánh thành giải quyết được bài toán thiếu điện của cả nước vào thời gian cao điểm. Nhớ những ngày hè trước khi thủy điện Sơn La hình thành thường hay mất điện, hay khẩu hiệu tiết kiệm thì ngày nay điện sử dụng được thoải mái nhưng vẫn phải tiết kiệm.

Nhiệm vụ chính công trình kỷ nguyên thủy điện Sơn La

Vị trí chiến lược, nhà máy thủy điện Sơn La có trách nhiệm riêng không chỉ đơn thuần là điện năng. Thủy điện Sơn La xây dựng dựa trên 3 nhiệm vụ cơ bản:

  • Cung cấp nguồn điện năng để phát triển kinh tế – xã hội phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  • Góp phần chống lũ về mùa mưa và cung cấp nước về mùa kiệt cho vùng đồng bằng Bắc Bộ.
  • Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Bắc.

Với 3 nhiệm vụ chính, Sơn La đã và đang làm rất tốt vai trò của mình.

Nhưng bài toán khó vẫn còn được đặt ra ở phía trước đó chính là đảm bảo an toàn hồ đập và vận hành liên hồ chứa.

Yêu cầu đảm bảo an toàn cho hồ chứa

Diện tích mặt hồ rộng 224 km2, lưu lượng về hồ lớn vận hành an toàn được đề cao. Vận hành hồ chứa đã là bài toán khó, nay còn liên hồ trên dòng. Trên dòng thác Đà dữ có tới 3 công trình lớn vận hành nhịp nhàng. Nhưng đâu phải tất cả đều được nhịp nhàng và có công trình quan trắc kỹ càng.

Ngày nay, rất nhiều công trình thủy lợi có mạng lưới quan trắc còn mỏng và yếu. Đây chính là nỗi lo cho an sinh hạ du vào ngày mưa lớn. Để đảm bảo được an sinh, Chính phủ và Nhà nước ban hành nhiều luật cùng nghị định giải quyết vấn đề này.

Với các thủy điện đã, đang và sắp tới không đủ điều kiện phải dừng vận hành không được hoạt động. Giải quyết vấn đề cho các thủy điện đang hoạt động chưa đủ điều kiện, SEHO được gia đời. Mạng sự kết tinh của trí tuệ con người WeatherPlus, Seho mang lại giá trị cho công trình và dân cư quanh vùng.

Dưới sự tận tụy cống hiến con người weatherplus đã đưa ra sản phẩm có ích cho sự phát triển đất nước. SEHO giải quyết được bài toán quan trắc, dự báo và cảnh báo. Giúp người quản lý đưa ra quyết định vận hành hồ chứa chính xác. Bên cạnh đó, SEHO còn truyền dữ liệu rất nhanh về nhà máy đây là phương pháp tốn chi ít chi phí về con người nhất và đặc biệt an toàn trong mưa bão, lũ lụt.

Hiện nay, thủy điện Sơn La là công trình lớn nhất Đông Nam Á. Sản lượng điện hằng năm hỗ trợ việc thiếu năng lượng. Cùng với đó, Sơn La góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch cho cả vùng.