Thủy điện Thượng Kon Tum chuyển vùng nước từ Kon Tum xuống Quảng Ngãi
08/11/2022
Chia sẻ
Với vị trí địa lý đặc biệt, thủy điện Thượng Kon Tum đóng vai trò quan trọng trong đời sống người dân địa phương, đặc biệt là với chức năng chuyển vùng nước từ Kon Tum xuống Quảng Ngãi. Hãy cùng SEHO tìm hiểu kỹ hơn về nhà máy thủy điện này trong bài viết sau đây.
Thủy điện Thượng Kon Tum ở đâu?
Thủy điện Thượng Kon Tum nằm tại sông Đăk Lô tại xã Đăk Tăng và Ngok Tem của huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Đây là công trình được xây dựng tại 2 xã gồm xã Đăk Kôi, huyện Kon Rẫy và xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
Với mục tiêu trở thành công trình thủy điện giúp chuyển vùng nước sau hai thủy điện trước đó là An Khê – Ka Nak (Plei Cu) và Serepok 3A (Đắc Lắc), nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý dòng chảy, tích nước, đảm bảo tưới tiêu, ngăn lũ,… cho người dân địa phương.
Cụ thể, nước sông Đăk Snghe, Tây Nguyên sẽ theo đường hầm dẫn nước dài 17km với cột nước cao 937 m của thủy điện thượng Kon Tum và chảy xuống sông Đăk Lô, thuộc lưu vực sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi. Nhà máy sau khi tích nước tại đầu nguồn sông Đắk Snghé sẽ tạo ra hồ chứa rộng khoảng 7 km2, dung tích 145 triệu m3.
Quá trình xây dựng nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum
Được khởi công xây dựng vào tháng 9/2009, nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum được dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022. Dưới chủ đầu tư là Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh (VSH), thủy điện Thượng Kon Tum có tổng vốn đầu tư của nhà máy là 9400 tỷ đồng.
Tuy nhiên, quá trình xây dựng thủy điện Thượng Kon Tum gặp rất nhiều khó khăn. Ban đầu, dự án có nhà thầu Trung Quốc gồm: Viện Hoa Đông (Tập đoàn Thủy điện Trung Quốc) và Công ty TNHH Cục Đường sắt Trung Quốc số 18; thời gian thực hiện gói thầu là 42 tháng. Nhưng sau gần 40 tháng, khối lượng thi công nhà máy mới chỉ đạt 24,3% khối lượng hợp đồng. Dự án buộc phải tăng chi phí để tiến hành lựa chọn nhà thầu mới và phát sinh nhiều vấn đề trên công trường cần phải xử lý.
Đến cuối năm 2014, nhà thầu Trung Quốc đã bỏ cuộc và rút khỏi dự án. Tới cuối năm 2015, nhà thầu mới gồm: CTCP Xây dựng 47 (mã C47-HoSE); CTCP Sông Đà 10 (mã SDT-HNX); Liên doanh C47 và Robbins, Hoa Kỳ đã tiếp tục thi công công trình. Vào tháng 10/2019, nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum chính thức tổ chức lễ thông hầm kỹ thuật tuyến năng lượng dài gần 17km. Theo dự kiến, nhà máy sẽ phát điện thương mại vào tháng 3/2020. Tới tháng 3/20221, hồ thủy điện bắt đầu tích nước và vào lúc 14 giờ 55 ngày 24/3/2021, nhà máy đã được hòa lưới điện Quốc gia thành công,
Theo tính toán khi nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum đi vào vận hành, sẽ đóng góp cho ngành điện một lượng điện từ 814 triệu KWh – 1 tỷ kWh/năm, nộp ngân sách hàng năm cho tỉnh Kon Tum 200 tỷ đồng. Nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum sẽ có công suất dự kiến là 220MW với 2 tổ máy. Nhà máy sẽ sở hữu đường hầm dẫn nước dài 20km cùng cột nước lớn nhất cao 937m tạo ra công suất phát lớn.
Tình hình động đất tại KonPlông và các vấn đề an toàn thủy điện
Theo báo cáo, trên khu vực huyện KonPlông và lân cận đã ghi nhận được 33 trận động đất có độ lớn từ 2,5 (M=2.5) từ năm 1903 đến năm 2020. Nhưng từ tháng 4/2021 đến nay, các hiện tượng động đất có tần suất xảy ra ngày càng thường xuyên hơn và có xu hướng mạnh dần. Cụ thể, từ năm 2021 đến nay, KonPlông đã ghi nhận 169 trận động đất có độ lớn từ M >=2.5. Theo người dân địa phương, từ khi hồ thủy điện Thượng Kon Tum tích nước, các trận động đất ngày càng mạnh hơn.
Theo lý giải của các nhà khoa học, hiện tượng động đất tại KonPlông đến đới đứt gãy Rào Quán – A Lưới, một đới đứt gãy dịa chất lớn chạy từ Lào đến Quy Nhơn (Bình Định) đi qua thủy điện Thượng Kon Tum và đi qua cả thủy điện Sông Tranh 2. Trong thời gian tới, cường độ các trận động đất có thể lên đến 5-5,5 độ richter và chưa rõ sẽ chấm dứt bao giờ. Hiện tượng là dạng động đất kích thích do hồ chứa và nhà máy thủy điện đi vào hoạt động.
Vì vậy, hiện nay, các vấn đề an toàn thủy điện đang rất được ban quản lý và chính quyền địa phương quan tâm hàng đầu.
SEHO – Giải pháp an toàn thủy điện được ưa chuộng nhất hiện nay
Là giải pháp đáp ứng các thông tư và nghị định về an toàn thủy điện của chính phủ, Giải pháp thủy điện SEHO tới từ công ty WeatherPlus đã được triển khai thành công tại hơn 100++ nhà máy trên khắp cả nước.
SEHO cung cấp các giải pháp quan trắc tự động ưu việt giám sát lượng mưa, mực nước đập chính, thượng lưu, hạ lưu, lưu lượng xả. Các số liệu đầu vào từ thiết bị quan trắc thông minh và thông tin dự báo cho lưu vực có độ chính xác cao, giúp hệ thống có thể dễ dàng tính toán, dự báo lưu lượng nước. Ngoài ra, hệ thống còn cung cấp dự báo lưu lượng về hồ; mực nước hồ trong 12 giờ, 3 ngày; dự báo KTTV dài hạn. Nhờ đó, thủy điện có thể nắm rõ các hình thái thời tiết diễn biến trên lưu vực, lượng mưa dự báo những ngày tới, chủ động kế hoạch tối ưu cho sản xuất.
Đã được kiểm chứng bởi rất nhiều nhà máy thủy điện trên toàn quốc, SEHO chiếm trọn lòng tin của chủ đầu tư vì công nghệ vượt trội và những chính sách chăm sóc khách hàng tận tâm, theo sát quá trình vận hành và hoạt động của nhà máy 24/7.
Nếu chủ đầu tư đang băn khoăn tìm kiếm các giải pháp an toàn thủy điện giúp tối ưu về chi phí và hiệu quả sản xuất đừng ngại ngần liên hệ tới Hotline của WeatherPlusĐể tìm hiểu thêm các thông tin chi tiết về chính sách và hoạt động của giải pháp an toàn thủy điện SEHO tại các nhà máy khác trên toàn quốc.
Giải pháp Thủy điện SEHO – Cam kết tin cậy!
- Địa chỉ: Tầng 18, tháp A, tòa nhà Sông Đà, Phạm Hùng, Hà Nội.
- Hotline: 098.906.8886
- Website: https://seho.vn