Thủy điện tích năng là gì và hoạt động như thế nào?
20/11/2022
Chia sẻ
Nhà máy thủy điện tích năng là dạng thủy điện quan trọng trong đề án năng lượng chính phủ. Hãy tìm hiểu kỹ hơn về loại hình thủy điện này cùng SEHO ngay trong bài dưới đây.
Thủy điện tích năng là dạng thủy điện giúp dự trữ năng lượng. Tương tự như một “bình ắc quy”, chức năng chính của thủy điện tích năng là tích lũy điện năng để bổ sung cho hệ thống khi cần thiết. Có thể hình dung dễ hơn thì thủy điện tích năng sẽ được tích điện vào thời gian rảnh rỗi và được mang ra dùng khi có nhu cầu.
Nguyên lý thủy điện tích năng
Thủy điện tích năng sẽ gồm 2 hồ chứa ở hai độ cao khác nhau và 1 nhà máy thủy điện. Nhà máy sẽ có tuabin thuận nghịch nằm ở gần hồ chứa, nối với hồ chứa bên trên bằng một đường ống áp lực. Trong giờ cao điểm, khi nhu cầu về điện tăng cao, nước sẽ được xả vào đường ống giúp tạo áp lực và làm quay tuabin, phát điện cho cả hệ thống. Nước xả ra sẽ được chứa ở hồ bên dưới.
Trong giờ thấp điểm, khi nhu cầu dùng điện thấp, nhà máy sẽ dùng điện từ hệ thống để bơm ngược nước từ hồ chứa bên dưới lên hồ chứa bên trên thông qua tuabin hai chiều. Lúc này hệ thống vận hành như một máy bơm nước.Điều này đem đến cho thủy điện tích năng 2 vai trò: vừa là một đơn vị sản xuất điện, vừa là một đơn vị tiêu thụ điện.
Tuy nhiên, đằng sau phương thức vận hành này là sự chênh lệch giá điện giữa giờ cao điểm và giờ thấp điểm. Hầu hết các nhà máy thủy điện tích năng thường tiêu tốn nhiều điện năng hơn lượng điện nhà máy sản xuất ra. Vì vậy, để đem lại lợi ích kinh tế, nhà máy buộc phải thu giá thành điện trong giờ cao điểm cao hơn mức giá điện ở thời điểm thấp điểm. Hiện nay, nhờ sự ra đời của Tuabin thuận nghịch, thủy điện tích năng đã có thể giảm chi phí vận hành so với cách sử dụng tuabin phát điện và máy bơm lúc trước.
Vai trò của thủy điện tích năng
Thủy điện tích năng đóng vai trò quan trọng trong có nhiệm vụ phát điện phủ đỉnh – điền đáy biểu đồ phụ tải hàng ngày. Trong đó, thủy điện tích năng sẽ giúp dự phòng công suất phát, ổn định hệ thống, điều chỉnh tần số. Đây sẽ là là công cụ giúp điều độ hệ thống điện quốc gia vận hành ổn định, an toàn tin cậy trong bối cảnh hệ thống công suất lắp đặt của các nhà máy điện mặt trời đang tăng rất cao.
5 yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả vận hành thủy điện tích năng
– Điều kiện tự nhiên: Các thủy điện tích năng cần vận hành nhờ sự chênh lệch độ cao giữa hồ trên hồ dưới, điều kiện xây dựng hồ trên, hồ dưới. Trong một số trường hợp, thủy điện tích năng còn được xây dựng dựa trên việc lấy biển, đại dương làm hồ chứa bên dưới.
– Vị trí: Thủy điện tích năng càng gần phụ tải điện càng giúp giảm thiểu chi phí truyền tải.
– Giá điện: Chênh lệch giá mua điện lúc thấp điểm và cao điểm sẽ ảnh hưởng trực tiếp hiệu quả kinh tế của thủy điện tích năng. Chênh lệch này càng lớn sẽ có ảnh hưởng càng tích cực đến phát triển của nhà máy dạng này. Chính vì vậy, đây là bài toán khó mà bất cứ nhà máy thủy điện tích năng đặc biệt quan tâm.
– Sự phát triển của công nghệ: Công nghệ chế tạo ngày càng hiện đại giúp giảm chi phí, nâng cao khả năng vận hành của các nhà máy thủy điện. Ví dụ nhờ có sự ra đời của các vật liệu thép không gỉ đặc biệt, các tua bin/máy bơm có thể chống chọi lâu dài với tác động của nước biển, kéo dài tuổi thọ vật tư cố định.
– Các yêu cầu về môi trường, bảo vệ sinh thái: Các yêu cầu ngày càng cao về môi trường sinh thái sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thủy điện tích năng vì đây là giải pháp khai thác điện sạch, đem lại hiệu quả cao.
Các dự án thủy điện tích năng tại Việt Nam
Hiện nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã hoàn thành nghiên cứu các dự án thủy điện tích năng tiềm năng với nghiên cứu tại 38 địa điểm và kiến nghị đưa 10 dự án có tính khả thi, với tổng công suất lắp máy khoảng 10.000 MW. 10 dự án thủy điện tích năng bao gồm Sơn La: 7 dự án, Hòa Bình: 1 dự án, Ninh Thuận: 1 dự án, Bình Thuận: 1 dự án. Các dự án đã được Bộ Công nghiệp (trước đây) phê duyệt tại Quyết định số 3837/QĐ-BCN ngày 22/11/2005.
Theo dự báo nhu cầu điện đến năm 2030, tổng công suất điện của cả hệ thống sẽ phải đạt khoảng 20% và nguồn năng lượng tái tạo từ gió và mặt trời sẽ chiếm khoảng gần 20%. Trong cơ cấu nguồn điện tương lai, vai trò của các Nhà máy Thủy điện cần đảm nhận vai trò phủ đỉnh biểu đồ phụ tải và dự phòng công suất sự cố (cho các nguồn điện mặt trời). Đây cũng là cách giúp phát huy tối đa ưu thế của thủy điện mang lại. Đồng thời, đó là cách giúp góp phần bảo vệ môi trường do giảm thiểu việc sản xuất điện từ than đá, dầu khí.
Giải pháp thủy điện SEHO vận hành an toàn và hiệu quả
Với định hướng phát triển đó, các nhà máy thủy điện tích năng cũng rất cần quan tâm đến vấn đề an toàn trong vận hành thủy điện. Đặc biệt, hiện nay, nhờ có những công nghệ hiện đại, các chủ đầu tư đã có thể tìm thấy những giải pháp đáp ứng toàn bộ thông tư, nghị định về an toàn thủy điện do chính phủ đề ra.
Giải pháp an toàn thủy điện SEHO tới từ Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus, được biết đến là giải pháp nhận được rất nhiều sự quan tâm chú ý của các chủ đầu tư thủy điện trên toàn quốc. SEHO đã được ứng dụng thành công tại hơn 100++ nhà máy thủy điện tại Việt Nam và thu lại những kết quả rất tốt.
Giải pháp SEHO mang tới cho các nhà máy các thiết bị quan trắc hiện đại. Các tính năng ưu việt sẽ đo chính xác lượng mưa, mực nước đập chính, mực nước thượng lưu, hạ lưu, lưu lượng xả theo thời gian thực… Nhờ đó nhà máy có thể chủ động tính toán vận hành tối ưu năng suất phát điện, an toàn cho cho khu vực thuỷ điện và hạ du.
SEHO đã và đang thay đổi dần cách thức vận hành thủ công kiểu cũ để từng bước tiến tới hiện đại hóa trang thiết bị nhà máy thủy điện tại Việt Nam. Hy vọng với những ưu thế vượt trội của mình, SEHO và các giải pháp an toàn thủy điện hiện đại trên thị trường sẽ sớm đưa công nghệ hiện đại nhất tới gần hơn và tiện ích hơn cho các nhà máy thủy điện tại Việt Nam.
Chủ đầu tư nhà máy thủy điện đang quan tâm đến đến giải pháp vận hành an toàn và tối ưu kinh tế thì hãy liên hệ theo số Hotline để được tư vấn và hỗ trợ.
Giải pháp Thủy điện SEHO – Cam kết tin cậy !
- Hotline: 098.906.8886
- Website: https://seho.vn
- Địa chỉ: Tầng 18, tháp A, tòa nhà Sông Đà, Phạm Hùng, Hà Nội.