Top 5 thủy điện lớn trên hệ thống Vu Gia – Thu Bồn tỉnh Quảng Nam

27/05/2022

👁 3.300

Chia sẻ

Vận hành các nhà máy thủy điện trên hệ thống lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn là bài toán khó khi có quá nhiều thủy điện được xây dựng nên với quy mô vừa và nhỏ. Nhân dân khóc thét thay cho dòng sông phù sa khi xây dựng ồ ạt, oàn mình gồng gánh.

Cùng tìm hiểu một số thủy điện lớn trên hệ thống Vu Gia – Thu Bồn Quảng Nam để và vận hành đảm bảo an toàn trên toàn tỉnh.

Thủy điện Sông Bung 4

Thủy điện Sông Bung 4 được xây dựng trên dòng sông Bung địa phận xã Zuôih và xã Tà Pơơ, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.

Khởi công từ năm 2010 và cho đến năm 2015 thì hoàn thành và hòa mạng lưới quốc gia với 2 tổ máy. Tổng công suất lên tới  156 MW, mỗi năm Sông Bung 4 sản xuất 460 triệu kWh.

Hệ thống thủy điện Quảng Nam

Sông Bung 4 xây dựng nên tạo hồ nhân tạo với diện tích lưu vực 15.65 km2, mực nước dâng bình thường 523 m, dung tích hồ chứa 510,8 triệu m3.

Thủy điện Sông Bung 2

Nối tiếp công trình Sông Bung 4, Sông Bung 2 được xây dựng từ năm 2012 đến năm 2017 được khánh thành và đưa vào sử dụng mục đích phát điện cũng như điều tiết tích nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Công trình Sông Bung 2 được xây dựng tại xã Zuôih và xã La Dêê, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam với 2 tổ máy công suất 100MW. Mỗi năm sông Bung 2 hòa mạng lưới quốc gia 425 triệu kWh.

Sông Bung 2 được xây dựng tạo nên dung tích hồ chứa 91,28 x 106 m3, diện tích mặt hồ tương ứng MNDBT 2.84 km2, mực nước dâng bình thường: 605m.

Thủy điện A Vương

Thủy điện A Vương được xây dựng trên nhánh A Vương của hệ thống lưu vực Vu Gia – Thu Bồn trên địa phận xã Dang, huyện Tây Giang và xã Mà Cooih, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.

A Vương là công trình được xây dựng trước cả sông Bung 4, khánh thành đưa vào sử dụng từ năm 2010. Đây là dấu mốc cho ngành thủy điện tại Quảng Nam, góp phần thúc đẩy kinh tế xóa đói giảm nghèo cho toàn tỉnh.

Công trình thủy điện A Vương xây dựng tạo nên hồ chứa có dung tích 343.5 triệu km3. Đường hầm dẫn nước về nhà máy thủy điện dài 5.3km xả ra đòng sông Bung. Chính vì vậy, nhìn trên bản đồ thấy thủy điện A Vương rất gần dòng sông Bung.

Với 2 tổ máy, công suất lên tới 210 MW, mỗi năm hòa mạng lưới quốc gia 815 triệu kWh. Công trình đang đứng đầu tỉnh về công suất và lượng điện năng mỗi năm.

Thủy điện Đắk Mi 4

Thủy điện Đăk Mi 4 là công trình thủy lợi được xây dựng trên phụ lưu dòng Đăk Mi tại vùng đất xã Phước Hiệp huyện Phước Sơn tỉnh Quảng Nam.

Đăk Mi 4 là tổ hợp của 3 nhà máy thủy điện được ký hiệu A,B và C. Tổng công suất lắp đặt 208 MW với 6 tổ máy. Hằng năm, Đăk Mi 4 hòa mạng lưới quốc gia 752.51 triệu kWh.

Nếu chia nhỏ công trình, thủy điện Đăk Mi 4A có công suất lớn nhất với 148MW chiếm phần lần điện năng hòa mạng lưới hằng năm của hệ thống vận hành phát điện Đăk Mi.

Thủy điện Sông Tranh 2

Thủy điện Sông Tranh 2- Quảng Nam được xây dựng từ thời điểm 2006 và vận hành phát điện vào năm 2010.

Thủy điện Sông Tranh 2 là hệ thống công trình bao gồm hồ chứa nước và nhà máy phát điện trên thượng lưu phụ lưu sông Thu Bồn – Quảng Nam. Với 2 tổ máy công suất lên tới 190MW, mỗi năm Sông Tranh 2 hòa mạng lưới quốc gia 679.6 triệu kWh.

Xây dựng thủy điện là nhiều hệ lụy từ thời điểm ngăn dòng tích nước cho đến khi vận hành mùa lũ mùa khô. Vậy an toàn vận hành hồ chứa là bài toán được đặt ra để đảm bảo an sinh.

Vận hành an toàn hồ chứa trên hệ thống lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn

Hệ thống lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn là hệ thống lớn khu vực miền Trung với rất nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ. Lưu vực rộng nhưng lại hẹp về bề ngang dẫn tới độ dốc cực lớn. Đây là bài toán cực khó khi mưa lũ xảy ra khi nước lên nhanh.

Hệ thống quan trắc lưu vực đa số thủ công, chính vì thế dự báo lũ gần như bị chậm hơn 1 nhịp. Giải quyết được bài toán, một số nhà máy thủy điện như Sông Tranh 2, Đăk Mi đã áp dụng giải pháp SEHO của công ty cổ phần Giải pháp Thời tiết WeatherPlus.

Giải pháp SEHO là công trình của trí tuệ con người hỗ trợ trong việc quan trắc, vận hành và cảnh báo. Giải quyết được bài toán dòng chảy tối thiểu vào mùa kiệt, vận hành an toàn hồ chứa và xả lũ vào mùa mưa. Đặc biệt, SEHO sẽ tính toán chuỗi dữ liệu nhập đầu vào cho ra kết quả tương lai.

Người vận hành chỉ việc làm theo không phải đau đầu mỗi lần xả hay tích nước.

Thủy điện Sông Tranh 2 và Đăk Mi là hai trong nhiều công trình đã áp dụng thành công giải pháp trí tuệ của WeatherPlus. Với sứ mệnh cam kết đồng hành cùng nhà máy, WeatherPlus đã tạo ra sự tin tưởng của đặc biệt của người tiêu dùng đặc biệt giảm tối đa những sự cố trong quá trình làm việc của nhà máy.