Tổng hợp

Quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện

Quy định mới nhất về việc quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện như thế nào? Đơn vị quản lý phải lắp đặt những thiết bị gì để đảm bảo an toàn cho quá trình vận hành, sản xuất thủy điện? Hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin ngay trong bài viết dưới đây.

Khái niệm đập, hồ chứa thủy điện

Công trình được xây dựng nhằm mục đích dâng nước hoặc cùng các công trình có liên quan tạo hồ chứa nước, được gọi là đập. Các công trình được hình bởi đập dâng nước và các công trình có liên quan để tích nước được gọi là hồ chứa. Những hồ chứa này có nhiệm vụ điều tiết dòng chảy, cắt xả lũ, cung cấp nguồn nước cho các hoạt động sản xuất nước công, nông nghiệp, sinh hoạt. Sản xuất điện năng và cải thiện hệ sinh thái môi trường.

Đập là công trình được xây dựng để dâng nước hoặc cùng các công trình có liên quan tạo hồ chứa nước.

Đối tượng áp dụng quy định về quản lý an toàn

Đối tượng thực hiện áp dụng nghiêm chỉnh các quy định về quản lý an toàn hồ, đập là chủ sở hữu, tổ chức, cá nhân đang khai thác loại hình công trình này. Ngoài ra còn có các tổ chức, cá nhân khác liên quan đến hoạt động quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện.

Trách nhiệm của đơn vị quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện

Các đơn vị, tổ chức, cá nhân quản lý công trình đập, hồ chứa thủy điện phải đảm bảo quy định, trách nhiệm theo Thông tư Số: 09/2019/TT-BCT. Trong đó các hạng mục các đơn vị cần triển khai được nhắc đến như sau:

  • Điều 4. Lập, điều chỉnh phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công xây dựng đập.
  • Điều 5. Thời hạn hoàn thiện việc rà soát, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai trong giai đoạn khai thác.
  • Điều 6. Lập, rà soát phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp.
  • Điều 7. Bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện.
  • Điều 8. Lắp đặt hệ thống giám sát vận hành.
  • Điều 9. Lắp đặt hệ thống cảnh báo vận hành phát điện, vận hành xả lũ.
  • Điều 10. Báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa thủy điện.
  • Điều 11. Lập quy trình vận hành hồ chứa thủy điện.
  • Điều 14. Cơ sở dữ liệu đập, hồ chứa thủy điện.
  • Điều 15. Báo cáo định kỳ công tác quản lý nhà nước về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện.

Đơn vị quản lý đập, hồ thủy điện phải lắp đặt hệ thống giám sát vận hành

Các đơn vị tổ chức, cá nhân phải hoàn thành việc đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, lắp đặt hệ thống giám sát theo đúng quy định. Tại điều 8 Thông tư Số: 09/2019/TT-BCT đã nêu rõ:

1. Hệ thống giám sát vận hành, gồm:

a) Hệ thống giám sát thuộc phạm vi trách nhiệm của chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện theo quy định tại Thông tư số 47/2017/TT-BTNMT ngày 07 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

b) Cột thủy chí hoặc trang thiết bị có tính năng tương tự để xác định được mực nước hạ lưu đập; trường hợp hạ lưu đập có trạm quan trắc khí tượng thủy văn thì có thể khai thác thông tin mực nước hạ du từ trạm quan trắc này thay cho cột thủy chí hoặc trang thiết bị có tính năng tương tự cột thủy chí.

2. Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm phối hợp với Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện quyết định vị trí lắp đặt cột thủy chí hoặc trang thiết bị có tính năng tương tự cột thủy chí.

Đơn vị quản lý đập, hồ thủy điện phải lắp đặt hệ thống cảnh báo vận hành

Ngoài ra tại điều 9 của Thông tư này cũng đã nêu rõ việc lắp đặt hệ thống cảnh báo vận hành phát điện, vận hành xả lũ.

Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm thống nhất với Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa phương vùng hạ du trong việc lắp đặt hệ thống cảnh báo vận hành phát điện, vận hành xả lũ tại vùng hạ du, gồm:

1. Vị trí lắp đặt.

2. Trang thiết bị cảnh báo lắp đặt tại từng vị trí.

3. Những trường hợp phải cảnh báo.

4. Thời điểm cảnh báo.

5. Hình thức cảnh báo.

6. Quyền, trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cảnh báo.

Giải pháp thủy điện Seho đáp ứng quy định Thông tư Số: 09/2019/TT-BCT

Giải pháp vận hành thủy điện an toàn, tối ưu, kinh tế Seho của Công ty Weatherplus ra đời sẽ đáp ứng được các quy định Thông tư Số: 09/2019/TT-BCT. Giải pháp tổng thể Seho là sự kết hợp giữa thiết bị quan trắc thông minh để lấy số liệu đầu vào, cùng với thông tin dự báo thời tiết cho lưu vực có độ chính xác cao. Thuật toán xử lý dữ liệu thông minh sẽ được hiển thị đầy đủ trực quan trên màn hình website Seho.vn. Đây là nguồn dữ liệu cung cấp thông tin đầu ra cho các nhà máy thủy điện, nhằm phục vụ công tác vận hành, sản xuất, cảnh báo.

van-hanh-seho

Sản phẩm thủy điện Seho sẽ đáp ứng được các quy định được đề ra, tránh những rủi ro trong quá trình sản xuất, vận hành. Đồng thời giúp các nhà máy không bị xử phạt khi đã đáp ứng đủ hệ thống cảnh báo, hệ thống giám sát và vận hành. Việc đảm bảo an toàn thủy điện là trách nhiệm quan trọng của các đơn vị kinh doanh. Hãy trang bị những giải pháp hiện đại, tối ưu để bảo toàn tài sản, tính mạng con người, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội.

Các đơn vị, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm hiểu thêm về quy định liên quan công trình đập, hồ thủy điện xin mời tìm hiểu chi tiết Thông tư Số: 09/2019/TT-BCT .

Bài viết liên quan
Tổng hợp

Giới thiệu về nền tảng thời tiết Metplus cho doanh nghiệp

Thời tiết là một yếu tố có tầm ảnh hưởng quan trọng với doanh nghiệp ngày…
Xem thêm
Tổng hợp

Khai thác và vận hành thủy điện Nậm Na 3

Nhà máy thủy điện Nậm Na 3 là một trong những dự án trọng điểm của khu vực…
Xem thêm
Tổng hợp

Dự báo nguồn nước hạn trên các con sông trong tháng 12/2022

Tình hình nguồn nước hạn tháng 12 sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động…
Xem thêm