Thông tin ngành

Thủy điện Bản Mồng công trình thủy nông lớn nhất tỉnh Nghệ An

Công trình thủy điện Bản Mồng có hồ thủy nông lớn nhất Nghệ An, khả năng tích nước lên đến 225 m3. Dự án hoàn thiện sẽ đáp ứng được các công năng như: Sản xuất điện năng, cung cấp nguồn nước phục vụ tưới tiêu, sinh hoạt. Ngoài ra công trình này cũng hứa hẹn trở thành điểm đến thu hút khách du lịch khi hoàn thiện.

Thủy điện Bản Mồng ở đâu?

Thủy điện Bản Mồng là hồ thủy điện kết hợp với hồ thủy lợi, công trình được xây dựng trên dòng sông Hiếu thuộc xã Yên Hợp huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An. Công trình cũng được xây dựng trên một phần đất xã Như Xuân thuộc Thanh Hóa. Đây là công trình thủy nông lớn nhất Nghệ An. Với tổng mức đầu tư hơn 3.740 tỷ đồng để xây dựng, hoàn thiện công năng. Thủy điện Bản Mồng được xây dựng vào tháng 5/2010 tuy nhiên đến nay vẫn chưa được hoàn thiện.

Thiết kế thủy điện Bản Mồng

Công trình thủy điện Bản Mồng có công suất lắp máy là 42MW. Ngoài công năng phát điện, hồ chứa còn được phục vụ cho mục đích thủy lợi như: Tưới tiêu, nuôi trồng thủy hải sản, cung cấp nước sinh hoạt. Sức chứa của hồ Bản Mồng lên tới 225 triệu m3. Đảm bảo đủ nguồn nước phục vụ tưới tiêu cho hơn 18.800 đất nông nghiệp ở huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, thị xã Thái Hòa và 3 xã của huyện Anh Sơn. Cung cấp nước cho dòng sông Cả vào mùa hạn với công suất 23m3/giây, làm nhiệm vụ cắm xả lũ vào mùa mưa.

Thiết kế đập chính của công trình bằng bê tông dài 221 m, cao hơn 45 m. Hệ thống tràn xả lũ gồm 5 khoang, mỗi khoang rộng 75 m. Mỗi tràn xả lũ đều bố trí tai van, với chức năng để lắp van cung, đóng xả lũ. Hiện tại công trình chưa lắp cánh cửa, nguyên nhân do ngưỡng tràn của công trình chưa đổ đến độ cao trình thiết kế. Cao trình tối đa được thiết kế +63,6 m, hiện tại mới đạt +55 m. Hai bên hông tràn xả lũ được lắp đặt cầu thang sắt để cán bộ, công nhân làm nhiệm vụ vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng cối quay cửa van.

Đường quản lý vận hành đỉnh đập được lắp đặt hệ thống đường ray, nhằm mục đích phục vụ các công tác vận hành, sửa chữa các thiết bị tại hồ. Đường hầm đi xuyên hệ thống đập chính là hành lang quan trắc dài 285 m. Hệ thống chiếu sáng được lắp đặt trong hạng mục này để tiện cho việc kiểm tra, theo dõi, vận hành. Đường ống dẫn nước của công trình có đường kính 3 m, dài 993 m. Tại khu vực hồ chứa Bản Mồng được xây dựng một nhà máy thủy điện nằm giữa đập. Nhà máy khi được phát điện sẽ hòa vào mạng lưới điện quốc gia.

Nhiệm vụ của nhà máy thủy điện Bản Mồng

Hồ thủy điện Bản Mồng được xây dựng đa chức năng nhằm mục đích phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Nghệ An. Khi công trình đi vào hoạt động sẽ cung cấp điện cho các vùng lân cận và hòa lưới điện quốc gia. Hồ thủy lợi Bản Mồng cũng sẽ cung cấp nước tưới tiêu, sinh hoạt cho người dân các vùng lân cận. Ngoài ra nhà máy thủy điện sẽ chịu trách nhiệm cắt, xả lũ vào mùa mưa. Hiện tại dự án cũng đang được hoàn thiện các hạng mục như: Nhà vọng cảnh, bồn hoa,… nhằm mục đích phục vụ hoạt động du lịch của du khách.

Giới thiệu giải pháp Seho

Seho là giải pháp tối ưu vận hành thủy điện, sản phẩm sử dụng các thông tin thu thập thực tế từ thủy điện từ thủy điện. Các hồ chứa được mô phỏng trong giải pháp kết hợp với nguồn dữ liệu khí tượng thủy căn đo được từ các trạm lắp đặt trên lưu vực thủy điện. Thông tin sẽ được truyền về hệ thống máy chủ, số liệu sẽ được xử lý bởi các chuyên gia về thủy văn, thời tiết sau đó được thể hiện trên website Seho.vn. Thông tin dữ liệu trực quan giúp cán bộ vận hành thủy điện chủ động nắm được giá trị lưu lượng nước về hồ, lượng mưa trên lưu vực hồ chứa,… Từ đó đưa ra các quyết định vận hành một cách chính xác.

Seho là sản phẩm vận hành thủy điện thông minh được phát triển bởi Công ty CP Giải pháp Thời tiết Weatherplus. Ứng dụng Seho vào vận hành sẽ giúp các nhà máy thủy điện đảm bảo được các quy định pháp luật đề ra. Đảm bảo vận hành theo đúng tiêu chí an toàn, tối ưu, kinh tế, tiết kiệm.

Bài viết liên quan
Thông tin ngành

Nhà máy thủy điện cần đảm bảo truyền số liệu cho Tổng cục KTTV

Bộ tài nguyên môi trường yêu cầu các nhà máy thủy điện cần đảm bảo…
Xem thêm
Thông tin ngành

Thủy điện Trung Thu khai thác nguồn điện sạch từ phụ lưu sông Đà

Khai thác tiềm năng thủy điện trên sông Đà luôn nằm trong chiến lược hàng…
Xem thêm
Thông tin ngành

Thủy điện Cốc San có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên tại Tây Bắc

Được biết đến là nhà máy thủy điện đầu tiên có nguồn vốn đầu tư trực…
Xem thêm