Thủy điện H’Mun – một trong 5 công trình thủy điện nằm trên sông Ayun

15/06/2022

👁 644

Chia sẻ

Thủy điện H’Mun có công suất 16,2MW, sản lượng điện hàng năm đạt trên 66 triệu KWh. Đây là một trong 5 công trình thủy điện nằm trên sông Ayun với mục tiêu khai thác tối đa lượng nước của sông Ayun vào mùa lũ, được xả xuống hạ lưu qua đập tràn nhà máy thủy điện H’Chan. 

Thủy điện H’Mun được xây dựng trên sông Ayun, thuộc xã Barmaih, huyện Chư Sê và xã Đê Ar, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai (ảnh sưu tầm)

Xem thêm: Bản tin thủy văn thủy điện tháng 6/2022: Dòng chảy đến hồ Hòa Bình duy trì ở mức cao, thượng lưu các sông ở Trung Bộ và Tây Nguyên có thể xuất hiện lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất

Thủy điện H’Mun ở đâu?

Thủy điện H’Mun được xây dựng trên sông Ayun, thuộc xã Barmaih, huyện Chư Sê và xã Đê Ar, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai – cách thành phố Pleiku khoảng 40 km về phía Tây Nam. Đây là một trong 5 công trình thủy điện nằm trên sông Ayun với mục tiêu khai thác tối đa lượng nước của sông Ayun vào mùa lũ, được xả xuống hạ lưu qua đập tràn nhà máy thủy điện H’Chan.

Công trình thủy điện H’Mun cũng là công trình thứ 2 sau thủy điện H’Chan, tỉnh Gia Lai, phát điện vào tháng 8/2006 do Công ty cổ phần Thuỷ điện Gia Lai làm chủ đầu tư.

Sông Ayun, bắt nguồn từ đỉnh núi Konlak, nhập lưu với sông Ba tại Cheo Reo, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai và giáp với lưu vực sông Sêrêpok – một con sông có tiềm năng thủy lợi, thủy điện lớn. Đặc biệt, công trình thủy điện này có lợi thế khai thác dòng chảy tự nhiên với độ cao chênh lệch địa hình trên 40m của thác H’Chan nên nguồn nước cho hoạt động của nhà máy dồi dào và tương đối ổn định ngay cả trong mùa khô.

Thủy điện H’Mun được khởi công xây dựng vào năm 2009 và hoàn thành vào tháng 01/2011 (ảnh sưu tầm)

Thời gian xây dựng và thiết kế thủy điện H’Mun

Thủy điện H’Mun được khởi công xây dựng vào năm 2009 và hoàn thành vào tháng 01/2011 với tổng vốn đầu tư khoảng 300 tỉ đồng, trong đó vốn cho khâu xây lắp khoảng 117 tỉ đồng. Đơn vị trúng thầu phần xây dựng các công trình phụ trợ là Công ty Lam Sơn, thuộc Bộ Quốc phòng.

Công trình này có công suất lắp máy 16,2MW với 2 tổ máy, sản lượng điện hàng năm đạt trên 66 triệu KWh.

Các thiết bị của nhà máy, tuabine, máy phát, công nghệ mà nhà máy sử dụng được cung cấp bởi Công ty Chongqing Ruineng Hydroelectric Facility Co. Ltd China của Trung Quốc. Các thiết bị này đáp ứng tốt các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật và tương đương với các công nghệ cùng loại có xuất xứ từ các nước khác trên thế giới.

Vai trò của Thủy điện H’Mun

Với sản lượng điện 66 triệu kWh/năm, thủy điện H’Mun từ khi đi vào hoạt động đã góp phần nâng cao năng lực nguồn điện cho hệ thống điện quốc gia, đáp ứng nhu cầu điện cho sinh hoạt và sản xuất của tỉnh Gia Lai cũng như cả nước. Công trình đã góp phần khắc phục tình trạng thiếu điện mùa khô hàng năm ở khu vực. Đồng thời, nhà máy còn có chức năng điều tiết nước cho vùng hạ du, góp phần giảm lũ, hạn chế thiệt hại do mưa lũ gây ra cho người dân.

Từ khi đưa vào sử dụng đến nay, nhà máy đã cung cấp cho hệ thống điện quốc gia hàng triệu kW giờ, tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách địa phương. Đồng thời, công trình đi vào hoạt động cũng đã tạo việc làm cho rất nhiều người lao động trong và ngoài tỉnh Gia Lai, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện Chư Sê và huyện Mang Yang.

Nhiều công trình dân sinh, văn hóa xã hội của tỉnh Gia Lai cũng đã được thủy điện xây dựng giúp người dân đi lại thuận lợi, tạo ra bộ mặt mới cho nông thôn miền núi; hạ tầng kinh tế, văn hóa-xã hội trên địa bàn các xã có dự án thủy điện cũng được cải thiện.

Không chỉ vậy, công trình cũng đã góp phần xây dựng cảnh quan, môi trường để Gia Lai phát triển du lịch, dịch vụ. Lòng hồ rộng lớn của thủy điện không chỉ dự trữ nguồn nước tự nhiên đảm bảo cho hoạt động trong điều kiện thời tiết bất lợi, đáp ứng kế hoạch sản xuất điện tăng cường, mà còn tạo điều kiện để người dân địa phương phát triển ngành nuôi trồng đánh bắt thủy sản kết hợp với du lịch sinh thái. Đồng thời, giúp điều hòa khí hậu cho khu vực.

Công trình đã góp phần khắc phục tình trạng thiếu điện mùa khô hàng năm ở tỉnh Gia Lai và khu vực Tây Nguyên nói chung (ảnh sưu tầm)

Các thủy điện cần đáp ứng yêu cầu pháp lý về quan trắc khí tượng thủy văn

Nâng cao giải pháp an toàn trong vận hành, quản lý nhà máy thủy điện nhằm đảm bảo đời sống của người dân và phát triển kinh tế thủy điện là trách nhiệm của tất cả các nhà máy thủy điện tại Việt Nam. WeatherPlus đã nghiên cứu và đưa ra giải pháp vận hành thủy điện SEHO. Giải pháp này giúp các thủy điện đáp ứng yêu cầu pháp lý về quan trắc khí tượng thủy văn được quy định tại Thông tư 17/2021/TT-BTNMT, Nghị định 48/2020/NĐ-CP và Nghị định 114/2018/NĐ-CP, như:

– Mực nước thượng lưu hồ chứa
– Lưu lượng xả qua tràn
– Lưu lượng xả qua nhà máy
– Lưu lượng xả duy trì dòng chảy tối thiểu

Tính đến nay, đã có hơn 120 thủy điện trên khắp cả nước đã áp dụng giải pháp SEHO và bước đầu cho kết quả khả quan, giúp công tác vận hành hồ chứa, vận hành thủy điện ngày càng hoàn thiện và nâng cao, nhất là trong mùa mưa bão.

Mọi thông tin chi tiết về giải pháp vận hành thủy điện SEHO, vui lòng liên hệ số hotline 0989.068.886 để được tư vấn và hỗ trợ.

Xem thêm: Thêm 3 thủy điện lựa chọn giải pháp SEHO của WeatherPlus để đáp ứng các yêu cầu pháp lý về quan trắc khí tượng thủy văn