Thông tin ngành

Thủy điện Nậm Chiến có đập chính dạng vòm lớn nhất ở Việt Nam

Thủy điện Nậm Chiến là một trong những công trình được đánh giá khó thi công bậc nhất ở Việt Nam. Với thiết kế công trình đập chính là đập vòm bê tông cao 135m và là đập đầu tiên thiết kế xây dựng tại Việt Nam.

Khác với các công trình thủy điện khác gần như các tổ máy turbine phát điện thường được đặt sau thân đập còn thủy điện Nậm Chiến lại đặt cách xa thân đập dâng gần 10km. Do vậy để có thể dẫn nước từ hồ chứa về nhà máy cần 1 đường dẫn khổng lồ, đường kính lên tới 3,8m. Vậy nhà máy còn những gì đặc biệt hãy cùng SEHO tìm hiều trong bài viết dưới đây nhé.

Thủy điện Nậm Chiến ở đâu?

Thủy điện Nậm Chiến là nhóm thủy điện xây dựng trên dòng suối Chiến thuộc 2 xã Ngọc Chiến và Chiềng Muôn, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Gồm 2 tổ máy với công suất là 200 MW.

Suối Chiến bắt nguồn từ đâu? Là một nhánh của dòng sông Đà và chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, hội tụ với sông Đà phía hạ lưu của nhà máy thủy điện Sơn La khoảng 3km. Công trình là kiểu nhà máy thủy điện đường dẫn, cụm công trình đầu mối, hồ chứa được xây dựng trên xã Ngọc Chiến và được xây dựng trên xã Chiềng Muôn.

Sự ra đời của Thủy điện Nậm Chiến

Từ năm 2018, Thủy điện Nậm Chiến có 3 bậc hoạt động liên hoàn, tổng công suất lắp máy 235,1 MW bao gồm các nhóm thủy điện dưới đây:

Thủy điện Nậm Chiến bắt đầu khởi công xây dựng vào năm 2005 hoành thành vào năm 2012. Sau 7 năm xây dụng Thủy điện Nậm Chiến 1 đã công suất lắp máy là 200 MW, sản lượng điện cung cấp mỗi năm là 791 triệu KWh. Nước hồ Nậm Chiến dẫn theo tunnel dài gần 12km đến nhà máy điện ở xã Chiềng Muôn, tạo ra cột nước chênh cao là 715m.

Thủy điện Nậm Chiến 2 được khởi công xây dựng vào năm 2007 hoàn thành vào năm vào năm 2009 và là bậc sau của thủy điện Nậm Chiến 1, nhận nước trực tiếp từ thủy điện Nậm Chiến 1. Sản lượng điện mỗi năm là 132,1 triệu KWh tại xã Chiềng San hoạt động song song với thủy điện Nậm Chiến 1 và hồ chứa không tích nước lũ.

Thủy điện Nậm Chiến 3 được khởi công xây dựng vào tháng 10/2017 và hoàn thành vào tháng 10/2017, tại xã Chiềng San, sau 1 năm với sự cố gắng của công nhân, kỹ sư. Thủy điện Nậm Chiến là bậc kế tiếp của thủy điện Nậm Chiến 2  hoạt động cùng lúc liên hoàn với thủy điện Nậm Chiến 2.

Công trình có tổng số vốn đầu tư trên 4.000 tỷ đồng, mỗi năm  sẽ cũng cấp 800 triệu KWh hòa vào mạng lưới điện Quốc gia. Đây là công trình được chuyên gia đầu ngành đánh giá một trong những công trình thủy điện thiết kế, thi công khó khăn bậc nhất hiện nay tại Việt Nam. Đập chính là đập vòm bê tông cao 135 m là loại đập đầu tiên được thiết kế xây dụng tại Việt Nam “công trình có đập chính dạng vòm lớn nhất duy nhất và cao nhất”. Đường hầm tuynen áp lực dẫn nước có đường kính là 3,8m, dài gần 10km (xuyên qua núi) được nối từ đập chính thuộc xã Ngọc Chiến về đến xã Chiềng Muôn với chiều cao cột nước khoảng 666m (độ cao chênh lệch).

Vai trò của thủy điện Nậm Chiến

Thủy điện Nậm Chiến thi công xuyên qua hai dãy núi do địa hình dốc cao thi công các hạng mục rất khó khăn và phức tạp, được các đơn vị sử dụng máy khoan chuyên dụng để tạo nên đường hầm dẫn nước chắc chắn. Đặc biệt là “đập vòm là một trong những loại đập đảm bảo an toàn và có khả năng chịu đựng tốt trước những trận động đất”.

Vì vậy thủy điện Nậm Chiến đã đem lại những vai trò quan trọng như sau:

  • Cung cấp điện cho điện lưới Quốc Gia mỗi năm và điện cho toàn tỉnh Sơn La.
  • Cung cấp nước tưới tiêu nông nghiệp như lúa, các cây ăn quả, rau hoa màu.
  • Tạo công ăn việc làm đánh bắt thủy sản cho dân vùng nơi đây.
  • Là điểm du lịch hấp dẫn phát triển tiềm năng về du lịch góp phần phát triển kinh tế, hiện đại hóa đất nước.
  • Từ khi xây dựng đường xá đường mở rộng, giao thông đi lại dễ dàng thuận lợi cho người dân trao đổi hàng hóa giữa các vùng miền với nhau.

Vấn đề đặt ra với các thủy điện cần phải làm gì?

Đa số các nhà máy điều vận hành theo quy trình của nhà máy thủy điện đưa ra tuy nhiên, một số nhà máy xả lũ, điều tiết lũ cho vùng hạ du chưa được thống nhất, gây thiệt hại về ruộng lúa, hu hỏng các công trình thủy lợi… của người dân bị thiệt hại.

Hiểu được những khó khăn chung của các thủy điện đang gặp phải. Công ty WeatherPlus đã triển khai ứng dụng giải pháp SEHO đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Giám sát lượng mưa và mực nước hồ chứa theo thời gian thực.
  • Tính toán lưu lượng nước đến vào hồ và lưu lượng nước xả.
  • Dự báo lượng mưa trên lưu vực, lưu lượng về hồ trong 24h, 3 ngày, 6 ngày.
  • Đưa ra kịch bản vận hành an toàn và tối ưu kinh tế cho các chủ công trình.
  • Dự báo KTTV hạn dài (tháng, mùa). Đưa ra dự báo phục vụ tích nước trước mùa khô.
  • Cập nhật và đưa ra tin nhắn cảnh báo khi diễn biến thời tiết bất lợi, phức tạp như mưa lũ lớn.

Điều quan trọng đảm bảo công tác quan trắc, dự báo, cảnh báo, cung cấp số liệu theo đúng nghị định 38/2016/NĐ-CP, nghị định 114/2018/NĐ-CP và thông tư 47/2017/TT-BTNMT mà luật khí tượng Việt Nam đưa ra. Giải pháp SEHO, an toàn, tối ưu, hiệu quả đang được một số thủy điện quan tâm và sử dụng. SEHO cam kết luôn đồng hành, hỗ trợ cùng các nhà đầu tư trên mọi chặng đường.

Bài viết liên quan
Thông tin ngành

Nhà máy thủy điện cần đảm bảo truyền số liệu cho Tổng cục KTTV

Bộ tài nguyên môi trường yêu cầu các nhà máy thủy điện cần đảm bảo…
Xem thêm
Thông tin ngành

Thủy điện Trung Thu khai thác nguồn điện sạch từ phụ lưu sông Đà

Khai thác tiềm năng thủy điện trên sông Đà luôn nằm trong chiến lược hàng…
Xem thêm
Thông tin ngành

Thủy điện Cốc San có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên tại Tây Bắc

Được biết đến là nhà máy thủy điện đầu tiên có nguồn vốn đầu tư trực…
Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *