Thủy điện Sông Chảy 6 thắp sáng huyện nghèo của Hà Giang

24/05/2022

👁 371

Chia sẻ

Thủy điện Sông Chảy 6 khi đi vào hoạt động đã đóng góp cho ngân sách huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang khoảng 15 tỷ đồng/năm giúp địa phương phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.

Thủy điện Sông Chảy 6 ở đâu?

Công trình thủy điện này được xây dựng trên sông Chảy, thị trấn Cốc Pài và xã Thèn Phàng, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang và cách thị trấn Cốc Pài khoảng 0,5km phía hạ lưu theo dòng sông.

Công trình thủy điện Sông Chảy 6 (ảnh sưu tầm)

Thời gian xây dựng và thiết kế thủy điện Sông Chảy 6

Công trình được khởi công xây dựng vào tháng 2/2017 và hoàn thành vào tháng 2/2019, gồm 2 tổ máy, có công suất lắp máy là 16MW với sản lượng điện hàng năm khoảng 57,21 triệu KWh.

Công trình thủy điện này do Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Chảy 6, thuộc Công ty TNHH Sơn Lâm làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư là 565 tỷ đồng. Nhà thầu chính của công trình là Công ty Cổ phần Đầu tư South Thăng long, đã đảm nhiệm thi công các hạng mục như cửa nhận nước, đập dâng vai phải, đập dâng vai trái và đập tràn cũng như một số hạng mục quan trọng khác.

Công trình được khởi công xây dựng vào tháng 2/2017 (ảnh sưu tầm)

Xem thêm: Bản tin thủy văn thủy điện tháng 5/2022: Một số sông ở Trung Bộ và bắc Tây Nguyên có lưu lượng dòng chảy thấp hơn 60% so với trung bình nhiều năm

Vai trò của Thủy điện Sông Chảy 6

Các công trình thủy điện ở Hà Giang khi đi vào vận hành, khai thác đã đóng góp khoảng 30% số thu ngân sách hàng năm của tỉnh này. Như thủy điện Sông Chảy 6 khi đi vào hoạt động cũng đã đóng góp cho ngân sách huyện Xín Mần khoảng 15 tỷ đồng/năm và 1,2 tỷ đồng tiền thuế bảo vệ môi trường. Với một huyện nghèo như Xín Mần, đây cũng là nguồn ngân sách đáng kể giúp địa phương phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Không chỉ vậy, công trình cũng đã góp phần xây dựng cảnh quan, môi trường để địa phương phát triển du lịch, dịch vụ. Lòng hồ rộng lớn của công trình không chỉ tận dụng để phát triển ngành nuôi trồng đánh bắt thủy sản và phát triển du lịch mà còn tạo “lá phổi xanh” cho thị trấn Cốc Pài, giúp điều hòa khí hậu cho khu vực.

Ban quản lý của công trình thủy điện này cũng đã đầu tư xây dựng nhiều công trình dân sinh, cầu treo để người dân đi lại thuận lợi, kè chống sạt lở cho các hộ dân khi mực nước lòng hồ dâng. Những việc làm này góp phần làm ổn định cho cuộc sống người dân nơi dự án xây dựng và cũng để công trình hoạt động hiệu quả, bền vững lâu dài.

Ban quản lý của công trình thủy điện này đã xây dựng cầu treo để người dân đi lại thuận lợi (ảnh sưu tầm)

Thủy điện Sông Chảy 6 ứng dụng giải pháp SEHO của WeatherPlus

Nâng cao các giải pháp an toàn trong vận hành, quản lý nhằm đảm bảo đời sống của người dân, đồng thời phát triển kinh tế ngành thủy điện là trách nhiệm của tất cả các nhà máy thủy điện tại Việt Nam nói chung và các nhà máy thủy điện tại Hà Giang nói riêng. Thủy điện Sông Chảy 6 đã tin tưởng áp dụng giải pháp SEHO của WeatherPlus, bước đầu cho kết quả khả quan. Nhà máy cũng đã đáp ứng yêu cầu pháp lý về quan trắc khí tượng thủy văn được nêu rõ trong các Thông tư 17/2021/TT-BTNMT, Nghị định 48/2020/NĐ-CP và Nghị định 114/2018/NĐ-CP.

Ứng dụng các thiết bị quan trắc thông minh, các thông tin dự báo thời tiết cho lưu vực với độ chính xác cao, các thuật toán và phần mềm dự báo từ các chuyên gia, giải pháp SEHO của WeatherPlus cung cấp cho khách hàng thông tin giám sát hồ chứa thủy điện đầy đủ, chính xác trên một giao diện quản lý/giám sát trực tuyến tại website seho.vn.

Mọi thông tin chi tiết về giải pháp vận hành thủy điện SEHO, vui lòng liên hệ số hotline 0989.068.886 để được tư vấn và hỗ trợ.

Giải pháp SEHO đáp ứng yêu cầu pháp lý về quan trắc khí tượng thủy văn trong Thông tư 17/2021/TT-BTNMT, Nghị định 48/2020/NĐ-CP và Nghị định 114/2018/NĐ-CP

Xem thêm: Thêm 2 công trình thủy điện, thủy lợi lắp đặt giải pháp SEHO của WeatherPlus