Thủy điện Văn Chấn mang dòng điện thắp sáng vùng Tây Bắc

13/05/2022

👁 463

Chia sẻ

Thủy điện Văn Chấn được xây dựng trên dòng ngòi Thia tại xã Suối Quyền và An Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Khi đi vào hoạt động, thủy điện này đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn thuộc huyện Văn Chấn nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung. 

Thủy điện Văn Chấn ở đâu?

Thủy điện Văn Chấn được xây dựng trên dòng ngòi Thia tại xã Suối Quyền và An Lương, huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái.

Ngòi Thia là một phụ lưu cấp 1 của sông Hồng, dài chừng 165 km, bắt nguồn từ hợp lưu nhiều suối ở vùng núi huyện Trạm Tấu, trong đó dòng lớn nhất là “Nậm Tia”, từ phía tây xã Xả Hồ và Hát Lìu.

Đây là công trình thủy điện lớn thứ hai của tỉnh Yên Bái, sau Nhà máy thủy điện Thác Bà có công suất 120 MW.

Thủy điện Văn Chấn là công trình thủy điện lớn thứ hai của tỉnh Yên Bái, sau Nhà máy thủy điện Thác Bà (ảnh sưu tầm)

Xem thêm: Bản tin thủy văn thủy điện tháng 5/2022: Một số sông ở Trung Bộ và bắc Tây Nguyên có lưu lượng dòng chảy thấp hơn 60% so với trung bình nhiều năm

Thời gian xây dựng và thiết kế Thủy điện Văn Chấn

Công trình Thủy điện Văn Chấn nằm trong quy hoạch phát triển thủy điện vừa và nhỏ của Bộ Công Thương. Dự án đầu tư xây dựng do UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt.

Công trình này có tổng mức đầu tư hơn 1.900 tỷ đồng, từ nguồn vốn vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt.

Toàn bộ công tác thi công và giám sát thi công xây dựng các hạng mục công trình thủy công và lắp đặt máy móc thiết bị trong nhà máy thủy điện đều do các nhà thầu Việt Nam thực hiện, tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam. Đập chính ngăn dòng Nâm Thia bằng vật liệu bê tông đầm lăn theo tiêu chuẩn thi công của nước ngoài.

Công trình được khởi công xây dựng vào tháng 8/2009. Sau 3 năm thi công, ngày 5/8/2013 Thủy điện Văn Chấn chính thức phát điện hòa vào lưới điện quốc gia.

Ngày 09/11/2013, công trình đã chính thức cắt băng khánh thành đưa vào quản lý, sử dụng. Thủy điện Văn Chấn có 3 tổ máy với công suất 57 MW. Hầm dẫn nước dài 3.590,4m nằm trong lòng núi. Diện tích lưu vực của hồ chứa khoảng 1.220 km2 với dung tích 5,09 x 106 m3. Đập chính dâng nước là loại đập bê tông đầm lăn với chiều cao lớn nhất là 46,2 m và chiều dài đỉnh đập 111,8m. Điện lượng trung bình khoảng 246,5 triệu KW giờ/năm.

Hồ thủy điện Văn Chấn có dung tích hơn 5 triệu khối nước, thuộc loại hồ điều tiết ngày, chủ yếu lợi dụng dòng chảy tự nhiên và chênh lệch cột nước địa hình để phát điện.

Ngày 09/11/2013, công trình đã chính thức cắt băng khánh thành đưa vào quản lý, sử dụng (ảnh sưu tầm)

Vai trò của Thủy điện Văn Chấn

Cụ thể, công trình Thủy điện Văn Chấn không chỉ sản xuất và cung cấp điện năng cho hệ thống lưới điện quốc gia mà còn góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, phát triển kinh tế – xã hội, cơ sở hạ tầng của huyện Văn Chấn nói riêng và các huyện thị miền Tây của tỉnh Yên Bái nói chung, góp phần để tỉnh sớm trở thành tỉnh phát triển trong khu vực Tây Bắc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Theo tính toán, mỗi năm nhà máy phát ra khoảng 245 triệu kWh/năm, đạt giá trị khoảng 240 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước khoảng 30 tỷ đồng và tạo việc làm ổn định cho trên 50 lao động.

Không chỉ vậy, trong suốt quá trình thi công xây dựng nhà máy, Công ty cổ phần Thủy điện Văn Chấn cũng góp phần quan trọng trong công tác an sinh xã hội và đền ơn đáp nghĩa của tỉnh Yên Bái nói riêng. Đơn vị đã đóng góp hàng tỷ đồng đầu tư xây dựng trường học, trao tặng nhà tình nghĩa, mua trâu bò, máy thu hình… cho các hộ nghèo. Nhà máy thủy điện Văn Chấn đi vào hoạt động đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn thuộc huyện Văn Chấn.

Thủy điện Văn Chấn có 3 tổ máy với công suất 57 MW (ảnh sưu tầm)

Các nhà máy thủy điện cần đáp ứng yêu cầu pháp lý về quan trắc khí tượng thủy văn

Theo yêu cầu của Thông tư 17/2021/TT-BTNMT, Nghị định 48/2020/NĐ-CP và Nghị định 114/2018/NĐ-CP, các nhà máy thủy điện cần vận hành công trình hiệu quả, an toàn cho công trình và vùng hạ du. Đồng thời cần nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào công tác kiểm tra, quan trắc đập; quan trắc khí tượng thủy văn, tính toán quá trình lũ và xả lũ, đảm bảo đời sống của người dân…

Thấu hiểu được những khó khăn mà các nhà máy thủy điện đang gặp phải, với nhiều năm nghiên cứu kết hợp cùng các chuyên gia đầu ngành về dự báo thời tiết và thủy văn, WeatherPlus đã xây dựng giải pháp SEHO đồng hành cùng các nhà máy thủy điện. Đặc biệt, tính đến nay đã có hơn 117 thủy điện trên khắp cả nước tin tưởng lựa chọn giải pháp này để đáp ứng các yêu cầu pháp lý về quan trắc khí tượng thủy văn tại Thông tư và Nghị định trên.

Chi tiết về giải pháp SEHO, vui lòng xem thêm tại website SEHO.VN hoặc gọi tới số hotline 0989.068.886 để được tư vấn và hỗ trợ.

Xem thêm: Thêm 2 công trình thủy điện, thủy lợi lắp đặt giải pháp SEHO của WeatherPlus