Thông tin ngành

Thủy điện Đại Ninh có đường hầm dẫn nước dài nhất Việt Nam

Nhà máy thủy điện Đại Ninh có công suất 300MW gồm 2 tổ máy, là một trong những công trình xây dựng vốn đầu tư là 445 triệu USD, bằng nguồn vốn ODA do chính phủ Nhật Bản tài trợ.

Thủy điện Đại Ninh nghe đến từ “Đại” biết ngay là thủy điện rất to, có đường dẫn nước dài 11,373m lần đầu tiên ở Việt Nam có thiết bị hiện đại hiện đại nhất thế giới được áp dụng thi công đào hầm xuyên núi do TV2 thiết kế. Vậy thủy điện này còn có những gì đặc biệt, hãy cùng SEHO theo dõi bài viết dưới đây.

Thủy điện Đại Ninh ở đâu

Thủy điện Đại Ninh là thủy điện có hồ chứa nước trên sông Đa Nhim tại xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng, nhà máy thủy điện tại xã Phan Lâm, Bắc Bình, Bình Thuận.

Thủy điện Đại Ninh do Công ty thủy điện Đại Ninh quản lí và vận hành trụ sở tại xã Ninh Gia, Huyện Đức Trọng. Với hệ thống bậc thang của sông Đồng Nai và đây cũng là một trong những công trình xây dựng tạo cột nước cao phát nhiều điện, cột nước thiết kế là 627m, lớn nhất là 670m, nhỏ nhất là 603m. Nhà máy cung cấp nước và điện cho toàn tỉnh Ninh Thuận.

Quá trình phát triển thủy điện Đại Ninh

Thủy điện Đại Ninh bắt đầu khởi công và xây dựng vào này 10/5/2003 sau 4 năm xây dựng với sự cố gắng cả tất cả kỹ sư, công nhân vào 14h’00 ngày 17/01/2008 nhà máy đã chính thức hòa lưới điện quốc gia với tổ máy thứ nhất gọi là H1 với công suất là 150MW, sau đó là tổ máy thứ hai gợi là H2 sẽ hòa mạng vận hành vào ngày 31/3/2008 với công suất là 150MW như vậy tổng của hai nhà máy có công suất là 300MW.

Tại sao được gọi là thủy điện “Đại Ninh” là bởi vì, thủy điện đặt theo tên của thôn Đại Ninh thuộc xã Ninh Gia và có cầu Đại Ninh trên quốc lộ 20 bắc qua sông Đà.

Sông Đồng Nai bắt nguồn từ cao Nguyên Lâm Viên của tỉnh Lâm Đồng có chiều dài gần 600km. Dòng sông có thể khai thác thác 16 dự công trình thủy điện với tổng công suất là 3000MW. Tại thượng nguồn sau của công trình hồ chứa nước Đơn Dương nơi cấp nước cho thuỷ điện Đa Nhim và là công trình Thuỷ điện Đaị Ninh.

Thuỷ điện Đại Ninh có vai trò gì?

Thủy điện Đại Ninh được hình thành bởi hai đập chính đó là Đa Nhim và Đa Queyon, 4 đập phụ bao gồm: 1 đập tràn vận hành, 1 đập tràn sự cố, 1 kênh nối thông giữa 2 hồ chứa Đa Nhim và hồ chứa Đa Queyon. Có thể nói rằng dung tích hồ chứa của thủy điện Đại Ninh rất lớn lên tới 319,77 triệu m3, khi đó nước từ hồ chứa sẽ được dẫn qua nhà máy bằng một đường hầm áo có lực dài là 11,2km xuyên qua lòng núi, một đường ống áp lực thép dài là 1,818km và lưu lượng nước được thiết kế qua nhà máy là 55,4 m3/giây. Những số liệu này cho thấy sản lượng điện trung bình mỗi năm là 1,178 triệu KWh.

Sau những nỗ lực và cho gắng đến năm 2016 đường hầm thủy điện Đại Ninh dài lên tới 11,2 km được coi một trong những “đường hầm dẫn nước thủy điện dài nhất Việt Nam”.

Bởi những số liệu trên cho thấy vai trò qua trọng của thủy điện Đại Ninh đóng góp sự phát triển kinh tế bao gồm:

  • Cung cấp nước phát điện với công suất là 300 MW.
  • Cung cấp nước cho nông nghiệp tươi tiêu và công nghiệp, nước sinh hoạt cho bà con vùng hạ lưu.
  • Cải thiện bầu không khí trong lành và tạo cảnh quan môi trường nơi đây được thoáng mát.
  • Tạo nên một điểm du lịch lý tưởng phát triển du lịch, cách thành phố Đà Lạt 40 km.
  • Cung cấp luợng nước cho hàng chục ngàn ha đất nông nghiệp có nguy cơ sa mạc hóa ở huyện Bắc Bình và Bắc thành phố Phan Thiết.
  • Từ khi đi vào hoạt động, nhà máy đã sản xuất được 14,1 tỷ kWh điện và cung cấp 9,2 tỷ m3 nước phục vụ tưới tiêu cho 40.000 ha đất nông nghiệp của tỉnh Bình Thuận.
  • Bổ sung nguồn điện cho lưới điện quốc gia và nước xả từ thủy điện Ðại Ninh còn phục vụ cho thủy điện Bắc Bình với công suất khoảng 33 MW.
  • Phát điện cung cấp cho điện lưới Quốc Gia và chuyển nước từ lưu vực sông Đồng Nai sang lưu vực sông Lũy để tưới và cấp nước cho tỉnh Bình Thuận.

Vấn đề các thủy điện cần phải đáp ứng?

Các thủy điện có vai trò rất quan trọng đã và đang làm rất tốt vai trò của của mình hết sức có thể để vận hành hồ chứa, lượng mưa, điều tiết nước… thế những với những vai trò, các thủy điện còn nhiều khó khăn chưa khắc phục được, như thông tin số liệu thời tiết biến động thất thường, vận hành theo kinh nghiệm thủ công máy móc chưa tối ưu, không nắm bắt được số liệu kịp thời hỗ trợ vận hành: Mực nước, lưu lượng, lượng mưa.

Do vậy, Công ty WeatherPlus nghiên cứu và phối hợp với các chuyên gia gia hàng đầu trong lĩnh vực dự báo thời tiết, thủy văn cùng với việc khảo sát thực tế ở các thủy điện, kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giải pháp công nghệ về thời tiết. Đưa ra Giải pháp SEHO hỗ trợ vận hành an toàn tối ưu cho thủy điện sử dụng các thông tin thu thập thực tế từ thủy điện từ đó hồ chứa thủy điện được mô phỏng trong giải pháp kết hợp với nguồn dữ liệu khí tượng thủy văn từ các trạm đo được lắp đặt trực tiếp trên lưu vực thủy điện, truyền thông tin về hệ thống máy chủ, sau đó số liệu được xử lý của các chuyên gia về thủy văn. Đảm bảo công tác quan trắc, dự báo, cảnh báo, cung cấp số liệu theo đúng nghị định 38/2016/NĐ-CP, nghị định 114/2018/NĐ-CP và thông tư 47/2017/TT-BTNMT.

Bài viết liên quan
Thông tin ngành

Nhà máy thủy điện cần đảm bảo truyền số liệu cho Tổng cục KTTV

Bộ tài nguyên môi trường yêu cầu các nhà máy thủy điện cần đảm bảo…
Xem thêm
Thông tin ngành

Thủy điện Trung Thu khai thác nguồn điện sạch từ phụ lưu sông Đà

Khai thác tiềm năng thủy điện trên sông Đà luôn nằm trong chiến lược hàng…
Xem thêm
Thông tin ngành

Thủy điện Cốc San có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên tại Tây Bắc

Được biết đến là nhà máy thủy điện đầu tiên có nguồn vốn đầu tư trực…
Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *